Tổng thống Duterte thách thức quân đội Philippines đảo chính

Theo Phương Thảo (news.zing.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Rodrigo Duterte thách thức quân đội thử lật đổ ông, trong lúc xuất hiện nghi ngờ về việc phe đối lập đang tìm cách tiếm quyền tổng thống.

"Tôi sẽ để họ làm thử. Nếu họ muốn một tổng thống khác, được thôi", ông Duterte nói về quân đội trong một cuộc phỏng vấn với các cố vấn pháp lý và được phát trên truyền hình quốc gia.

Theo Nikkei Asian Review, quân đội Philippines, vốn có một lịch sử về việc ảnh hưởng đến chính trường, đã phủ nhận các cáo buộc về âm mưu lật đổ tổng thống. Dù vậy, các nghi ngờ về kế hoạch của phe đối lập nhằm phế truất tổng thống vẫn râm ran trong lúc dư luận phản ứng lại việc tổng thống ra lệnh bắt giữ Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes, một trong những người chỉ trích ông Duterte mạnh mẽ nhất.

Tổng thống Duterte thách thức quân đội Philippines đảo chính ảnh 1
Tổng thống Philippines cùng các tướng lĩnh duyệt đội hộ tống trong lễ kỷ niệm 121 năm ngày thành lập quân đội hồi tháng 3. Ảnh: AFP

Tổng thống đã vô hiệu hóa lệnh ân xá của chính quyền cũ đối với ông Trillanes liên quan đến âm mưu đảo chính bất thành một thập kỷ trước.

"Tôi khuyến khích bạn đến gặp Trillanes. Hãy đến gặp họ và làm một cuộc chính biến hoặc cách mạng hoặc bất kỳ cái gì. Cứ thoải mái", Tổng thống Duterte tuyên bố. "Thật lòng mà nói, tôi mong anh làm xong chuyện đó".

Lệnh bắt đã khiến Trillanes tăng cường chỉ trích Tổng thống Duterte trong lúc bản thân ông này cố thủ trong tòa nhà thượng viện để né lệnh bắt. Ông Trillanes cũng nói rằng một số quan chức quân sự đã cung cấp cho ông tài liệu có thể chống lại lệnh bắt và rằng tổng thống không kiểm soát quân đội. Hôm 11/9, Tòa Tối cao Philippines đã bác bỏ yêu cầu của thượng nghị sĩ này về việc đảo ngược lệnh bắt đối với ông.

Tổng thống Duterte thách thức quân đội Philippines đảo chính ảnh 2
Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes họp báo hôm 11/9, trong lúc cố thủ ở tòa nhà thượng viện. Ảnh: AFP.

Tướng Carlito Galvez, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Vũ trang Philippines, khẳng định rằng không có âm mưu nổi dậy nào. Ông Galvez nói quân đội luôn trung thành với hiến pháp và tuân lệnh tổng tư lệnh.

"Dù tôi ý thức rằng binh sĩ có những quan điểm riêng trong nhiều vấn đề, điều đó chỉ là chỉ dấu cho một lực lượng thông tuệ và trưởng thành như Lực lượng Vũ trang Philippines. Nhưng chúng tôi luôn đặt lợi ích của tổ chức và quốc gia lên trên bản thân", ông nói vào tuần trước.

Kể từ năm 1986, quân đội Philippines đã là một thế lực chính trị quan trọng, góp phần lật đổ ít nhất 2 tổng thống. Vào năm đó, cuộc cách mạng của người dân lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos cũng được khởi động khi bộ trưởng Quốc phòng và phó tham mưu trưởng quân đội rút lại sự ủng hộ với tổng thống. Sự từ chối ủng hộ của quân đội cũng đóng vai trò chủ yếu trong quyết định từ chức của cựu tổng thống Joseph Estrada vào năm 2001, giữa lúc ông đối mặt với các cáo buộc tham nhũng.

Ông Trillanes từng lãnh đạo một cuộc đảo chính bất thành chống lại tổng thống Gloria Arroyo vào năm 2003, sau đó tiếp tục thất bại vào năm 2007.

Tổng thống Duterte thách thức quân đội Philippines đảo chính ảnh 3
Quân đội Philippines từ lâu đã là lực lượng có tiếng nói quyết định trong nhiều cuộc nổi dậy và góp phần lật đổ ít nhất 2 tổng thống. Ảnh: Reuters.

Ramon Casiple, Giám đốc điều hành của Viện Cải cách Chính trị và Bầu cử Philippines, nói rằng tuyên bố của ông Duterte là nhằm ngăn chặn bất kỳ động thái nào của quân đội nhằm chống lại ông.

"Bạn không thể xem thường điều đó", ông nói. "Đó là một tình trạng luôn có nguy cơ xảy ra".

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.