Tổng thống Guinea bị bắt, biên giới đóng cửa

Một cuộc đảo chính quân sự đã diễn ra ở Guinea với những vụ xả súng dữ dội tại Thủ đô Conakry. Tổng thống nước này - Alpha Conde được cho là đã bị quân đội bắt giữ.

Tình trạng bất ổn xảy ra ở Thủ đô Conakry sáng 5/9. Truyền thông địa phương đưa tin, các vụ xả súng dữ dội đã xảy ra ở khu dân cư Kaloum của Conakry, khu vực dinh tổng thống và các tòa nhà khác của chính phủ. Một số video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều phương tiện quân sự và các binh lính được vũ trang đang tập hợp ở khu vực này.

"Tôi nhìn thấy các nhóm binh lính tiến về phía dinh tổng thống. Có rất nhiều tiếng súng", một người dân ở Kaloum cho hay. 3 nhân chứng khác cho biết họ đã nhìn thấy ít nhất 2 dân thường bị trúng đạn.

Các thành viên thuộc Lực lượng Vũ trang Guinea lái xe qua khu dân cư Kaloum ở Thủ đô Conakry của Guinea ngày 5/9/2021. Ảnh: AFP
Các thành viên thuộc Lực lượng Vũ trang Guinea lái xe qua khu dân cư Kaloum ở Thủ đô Conakry của Guinea ngày 5/9/2021. Ảnh: AFP

Cuộc nổi dậy được cho là do Trung tá Mamady Doumbouya, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm trong quân đội Guinea dẫn đầu. Trong khi các nguồn tin ủng hộ chính phủ cho biết, Tổng thống đã an toàn thì truyền thông địa phương lại dẫn ra các hình ảnh và video được chia sẻ cho thấy ông Conde đã bị các binh lính được vũ trang bắt giữ và được đưa tới một địa điểm không xác định.

Khi ông Conde bị bắt giữ, Mamady Doumbouya, lãnh đạo cuộc nổi dậy đã công bố một video ngắn cáo buộc Tổng thống Guinea "chà đạp" lên các quyền lợi của nhân dân và khiến nền kinh tế đất nước rơi vào tình trạng "rối ren". Ông Doumbouya thông báo sẽ giải tán chính phủ cũng như đóng cửa biên giới trên đất liền và trên không của Guinea, đồng thời tuyên bố Hiến pháp của Guinea không còn giá trị.

Cuộc bầu cử gần đây nhất được tổ chức vào tháng 10/2020 đã gây ra nhiều tranh cãi khi Tổng thống Conde thay đổi Hiến pháp trước khi các cuộc bỏ phiếu diễn ra, cho phép ông tiếp tục tranh cử lần thứ 3.

Không lâu sau tuyên bố trên, Bộ Quốc phòng Guinea cho biết, cuộc tấn công vào các lực lượng nổi dậy đã diễn ra thành công và quân đội sẽ trung thành với chính phủ cũng như đang nỗ lực để khôi phục trật tự thủ đô. Bộ này không đưa ra thông tin chi tiết về nơi ở của Tổng thống hiện nay, làm dấy lên những tranh cãi về việc ai đang thực sự nắm quyền ở quốc gia này.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích cuộc đảo chính ở Guinea, đồng thời cho rằng, việc này sẽ hủy hoại con đường "tiến tới tương lai tươi sáng" của nước này.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cũng chỉ trích "bất kỳ sự lật đổ chính phủ nào bằng vũ lực", đồng thời kêu gọi "ngay lập tức thả Tổng thống Alpha Conde". Liên minh châu Phi cũng kêu gọi thả ông Conde trong khi Cộng đồng Kinh tế các nước Tây Phi đe dọa trừng phạt, trừ khi trật tự Hiến pháp của Guinea được khôi phục./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.