Tổng thống Hàn Quốc: Triều Tiên nhận thức rõ khái niệm phi hạt nhân

Lan Hạ (Theo Reuters/Yonhap)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 12/10 cho biết, Triều Tiên nhận thức rõ cần từ bỏ các loại vũ khí hạt nhân hiện tại để thực hiện hạt nhân hóa hoàn toàn và Bình Nhưỡng đã cam kết làm như vậy. Vấn đề còn lại là khi nào và bằng cách nào.

Trả lời phỏng vấn Đài BBC của Anh, ông Moon cho biết: "Triều Tiên đã cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Họ nói sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân để phát triển kinh tế. Họ cam kết rằng nếu sự an toàn của chính quyền được đảm bảo, không có lý do gì để sở hữu vũ khí hạt nhân trong khi phải đối mặt với nhiều khó khăn, như các lệnh trừng phạt".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: AP
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: AP
Cuộc phỏng vấn trên được tiến hành một ngày trước khi ông Moon bắt đầu chuyến công du châu Âu đầu tiên, đến Pháp và Italy để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu. Tổng thống Hàn Quốc cho biết, phi hạt nhân hóa hoàn toàn mà nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã cam kết từ bỏ các loại vũ khí hiện tại khi được yêu cầu.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc (tức Nhà Xanh) dẫn lời ông Moon trả lời phỏng vấn cho biết: "Phi hạt nhân hóa hoàn toàn mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói bắt đầu từ việc ngừng tiến hành các cuộc thử nghiệm hạt nhân mới hay phóng thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, đến việc phá bỏ các cơ sở sản xuất vũ khí hạt nhân và chế tạo tên lửa. Và bao gồm mọi thứ khác, như từ bỏ các loại vũ khí hạt nhân và nguyên liệu hạt nhân hiện tại".

Từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Moon đã tiến hành ba cuộc gặp song phương với nhà lãnh đạo Triều Tiên, gần đây nhất là cuộc gặp tại Bình Nhưỡng hồi tháng 9. Tổng thống cho biết, ông Kim đã không nói đến thời điểm và cách thức Triều Tiên sẽ từ bỏ hoàn toàn tham vong hạt nhân của mình, đồng thời cho  rằng các vấn đề này cần được thảo luận giữa Mỹ và Triều Tiên "bởi Triều Tiên yêu cầu Mỹ có các biện pháp tương ứng".

Tổng thống Hàn Quốc cũng nhấn mạnh các biện pháp tương ứng với các bước phi hạt nhân hóa của Triều Tiên sẽ bao gồm tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), mà theo ông sẽ có thể đồng nghĩa với một sự đảm bảo an ninh nào đó cho Triều Tiên, đồng thời giúp giảm nguy cơ xảy ra xung đột trong tương lai trên Bán đảo Triều Tiên.

Lãnh đạo hai miền Triều Tiên gặp nhau ba lần trong năm nay. Ảnh: Getty
Lãnh đạo hai miền Triều Tiên gặp nhau ba lần trong năm nay. Ảnh: Getty
Hai miền Triều Tiên về lý thuyết hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc Chiến tranh Triều Tiên chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, chứ không phải hiệp định hòa bình.

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều ở Singapore hồi tháng 6, Tổng thống Donald Trump đã đồng ý đảm bảo an ninh cho Triều Tiên khi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa hoàn toàn. Ông Moon cho biết, Mỹ đã đồng ý rằng cần chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên, trước khi hoàn tất phi hạt nhân hóa.

Theo ông, vấn đề tuyên bố chính thức kết thúc chiến tranh đang được thảo luận rộng rãi ở Mỹ, và có một sự đồng thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc rằng cần có một tuyên bố như vậy "càng sớm càng tốt"./. 

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.