Tổng thống Hollande nên học người tiền nhiệm

(Baonghean) - Dù trong suốt cuộc khủng hoảng tại Ukraine giới quan sát không thấy được vai trò của nước Pháp mà cụ thể là Tổng thống Francois Hollande. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, cùng với Thủ tướng Đức Merkel, Tổng thống Hollande là nhân vật được tất cả các bên kỳ vọng sẽ tìm được chiếc “chìa khóa vàng” để giải quyết dứt điểm cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng tại Gruzia năm 2008, Tổng thống Pháp khi đó là Nicolas Sarkozy đã rất thành công khi đứng ra làm trung gian hòa giải, hy vọng rằng với mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với Nga, Tổng thống Francois Hollande sẽ đóng vai trò quan trọng để tháo gỡ ngòi nổ chiến tranh cho cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ukraine…
Tổng thống Pháp Hollande (trái) và Tổng thống Nga Putin.
Tổng thống Pháp Hollande (trái) và Tổng thống Nga Putin.
Còn nhớ, ở Gruzia cũng đã từng xảy ra cuộc khủng hoảng chính trị và sau đó là một cuộc chiến chớp nhoáng 5 ngày giữa Nga và Guzia vào 8/2008. Bối cảnh tại Gruzia khi đó cũng không khác cuộc khủng hoảng tại Ukraine hiện nay là mấy, chỉ có điều nó không dai dẳng bởi các hoạt động quyết liệt của quân đội, đặc biệt là Nga. Như đã biết, Ossetia nằm bên dãy Caucasus và được chia thành 2 phần: Bắc Ossetia là một nước cộng hòa thuộc Nga, còn tỉnh Nam Ossetia vốn thuộc Gruzia nhưng đã tuyên bố ly khai kể từ cuộc xung đột đầu những năm 1990. Tuy nhiên, về mặt ngoại giao, nước cộng hòa tự xưng Nam Ossetia chưa được bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận. Chính quyền ly khai muốn sát nhập vào Nga, nhưng Gruzia kiên quyết khẳng định đây vẫn là lãnh thổ của họ dù Tbilisi đã mất quyền kiểm soát thực tế khu vực này và hầu hết dân cư Nam Ossetia có quốc tịch Nga.
Theo một thỏa thuận ngưng bắn từ thập niên 90, tại Nam Ossetia đang có một lực lượng bảo vệ hòa bình gồm quân Nam Ossetia, Nga và Gruzia trú đóng tại đây. Cuộc chiến ác liệt nổ ra vào sáng sớm ngày 7/8/2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia và tuyên bố đã kiểm soát thành phố. Những đợt pháo dữ dội, trong đó có rốc-két của Gruzia đổ xuống Nam Ossetia biến nhiều phần của thành phố này trở thành đống đổ nát, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo mà những nguồn tin của chính quyền Nga gọi đó sự diệt chủng. Ngày hôm sau quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia và phá hủy gần như toàn bộ các căn cứ quân sự mà Nga cho rằng có thể gửi quân đến Ossetia dẫn đến quân đội Gruzia tê liệt. Những ngày đó, rất nhiều nước đã có những nỗ lực ngoại giao nhằm tháo ngòi nổ, trong đó Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy với vai trò là trung gian hòa giải đã đưa ra bản kế hoạch hòa bình 6 điểm. Bản kế hoạch này sau đó được các bên chấp thuận và chiến tranh kết thúc.
Trở lại với tình hình ở Ukraine, trong suốt quá trình xảy ra cuộc khủng hoảng, Pháp gần như “im hơi lặng tiếng” trước các nỗ lực ngoại giao của Đức - đồng minh số 1 của Nga ở châu Âu và một số quốc gia phương Tây khác. Giới phân tích chính trị cho rằng, vì Pháp có quá nhiều ràng buộc lợi ích với Nga nên họ mới thể hiện thái độ im lặng như vậy. Có thể kể đến bản hợp đồng mua 2 tàu chiến Mistral giữa Pháp và Nga giá trị lên tới 1,6 tỷ USD, hay những bản hợp đồng về đường ống dẫn dầu khí vào năm 2010 là một ràng buộc không hề nhỏ. Bởi trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, nếu phá vỡ hợp đồng này nhiều khả năng số tiền đền bù sẽ lớn hơn nhiều. Hơn nữa so với các nước phương Tây, mối quan hệ giữa Pháp - Nga có phần “êm ả”, không nhiều sóng gió. Và trong bối cảnh chỉ có sự nỗ lực của Đức nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng thôi là chưa đủ, đã đến lúc Pháp cần thể hiện rõ quan điểm để vừa nâng cao tầm ảnh hưởng, vừa  chứng tỏ sự độc lập của mình với Mỹ và NATO.
Có thể vì điều này mà những tháng cuối năm 2014 và đầu 2015, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã rất nỗ lực nhằm tìm kiếm một giải pháp mà các bên có thể chấp nhận được. Điều này thể hiện ở các cuộc tiếp xúc con thoi thời gian qua, đầu tiên là cuộc gặp thượng đỉnh với người đồng cấp Nga sau chuyến công du tới Kazakhstan và Tổng thống Hollande là lãnh đạo phương Tây đầu tiên tới thăm Nga kể từ khi khủng hoảng Ukraine nổ ra hồi đầu năm nay. Trước đó, ông Hollande là một trong số rất ít lãnh đạo phương Tây không đẩy ông Putin vào khoảng thời gian khó khăn tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Brisbane (Australia) hồi tháng 11/2014. Chính quyền Pháp cũng không tạo sức ép lên các hoạt động thương mại quốc gia nhằm cắt đứt mối quan hệ với Nga. Sau đó đến ngày 5/1 vừa qua, Tổng thống Pháp Francois Hollande đã lên tiếng kêu gọi phương Tây dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga và nhấn mạnh Tổng thống Vladimir Putin không có ý định xâm chiếm miền Đông Ukraine. Trả lời phỏng vấn trên Đài Phát thanh France Inter, ông Hollande cho rằng việc dồn Tổng thống Nga tới chân tường sẽ không mang lại lợi ích gì mà còn khiến tình hình trở nên xấu đi. Đây được đánh giá là những tín hiệu rất tích cực thể hiện thái độ thiện chí của ông Hollande trong giải quyết xung đột ở miền Đông Ukraine và cải thiện mối quan hệ với Nga.  
Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng đã ngày một leo thang và đứng trước nguy cơ chiến tranh thực sự chứ không chỉ dừng lại ở những cuộc không kích của các bên. Nhất là khi Mỹ đang có ý định viện trợ vũ khí sát thương cho chính quyền Ukraine, trong khi đa số đồng minh của Mỹ ở bên kia bờ Đại Tây Dương lại ra sức ngăn cản việc này. Như vậy là đã xuất hiện những rạn nứt về chiến lược giữa các đồng minh theo kiểu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" giữa Mỹ và phương Tây. Bởi nếu thực sự gói viện trợ trị giá 1 tỷ USD mà lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua được thực thi, khả năng sự "bình yên" của "lục địa già" bị phá vỡ sẽ là hiện hữu. Điều này buộc các bên đi đến quyết định phải ngồi vào bàn đàm phán và lúc này vai trò của Angela Merkel và Francois Hollande càng trở nên quan trọng.
Mặc dù kết quả chi tiết về Hội nghị thượng đỉnh nhóm 4 nước "Normandie" (gồm Nga, Ukraine, Pháp và Đức) tại Minsk (Belarus) chưa được thông báo chi tiết, nhưng dường như các nước cũng đã tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề. Điển hình như tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn Minsk hồi tháng 9 năm ngoái, trao thêm quyền tự trị cho vùng miền Đông… Tuy nhiên, sự khác biệt ở nhiều điểm vẫn còn đó, nhưng nỗ lực mà Tổng thống Pháp Francois Hollande và những người đồng cấp trong nhóm Normandie vẫn rất đáng được nhận. Giới phân tích cho rằng, ông Francois Hollande đang cố gắng tạo mối quan hệ hòa bình với Nga thể hiện mong muốn tiếp nối chính sách quan hệ ngoại giao của người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy. Và nếu ông làm được như người tiền nhiệm của mình, không những nâng cao vị thế của nước Pháp trên trường quốc tế mà bản thân Tổng thống Francois Hollande lấy lại được lòng tin, uy tín vốn đã cạn kiệt trong lòng cử tri đất nước hình lục lăng này. 
Cảnh Nam

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.