Tổng thống Iran và bài toán với Mỹ

(Baonghean.vn) - Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Iran Hassan Rouhani khởi đầu còn nhiều khó khăn hơn 4 năm cầm quyền đầu tiên. Áp lực đang gia tăng từ phía Mỹ với lệnh trừng phạt mới nhất. Trong khi đó, phe đối lập trong nước cũng đang tìm cách để đảo ngược những thành quả của ông.

Đòn trừng phạt trở lại

Trong lễ tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội ngày 5/8, Tổng thống Iran Hassan Rohani cảnh báo Mỹ rằng Tehran sẽ trả đũa "một cách thích đáng" bất kỳ vi phạm nào trong thỏa thuận hạt nhân giữa nước này với nhóm P5+1.

Trước lễ nhậm chức, Tổng thống Iran Rouhani đã có cuộc gặp với Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU), Federica Mogherini kêu gọi những nỗ lực hơn nữa nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân đạt được vào năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới sau những lệnh trừng phạt mới của Mỹ nhằm vào Tehran.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani có nhiệm kỳ thứ hai sau thỏa thuận hạt nhận lịch sử với nhóm P5+1 (The Guardian)
Tổng thống Iran Hassan Rouhani có nhiệm kỳ thứ hai sau thỏa thuận hạt nhận lịch sử với nhóm P5+1. Ảnh: The Guardian

Trong bài phát biểu nhân lễ nhậm chức, ông Rouhani cũng khẳng định quan điểm cứng rắn với Mỹ. "Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ không là bên đầu tiên vi phạm thỏa thuận hạt nhân, nhưng sẽ không im lặng nếu Mỹ không tôn trọng các cam kết của mình.

Iran  sẽ đáp trả các lệnh trừng phạt bằng những hành động thích đáng và tương ứng". Iran cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ, đặc biệt nhằm vào chương trình đạn đạo của Tehran và lực lượng Vệ binh Cách mạng, vi phạm các thỏa thuận hạt nhân vì nó ngăn chặn Tehran bình thường hóa quan hệ kinh tế với phần còn lại của thế giới và ảnh hưởng xấu tới đầu tư nước ngoài.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Iran diễn ra đúng thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê chuẩn dự luật trừng phạt Iran vì chương trình phát triển tên lửa đạn đạo. Điều này như một gáo nước lạnh dội vào nỗ lực hội nhập của Tehran sau nhiều năm trời bị cấm vận vì chương trình hạt nhân.

thuận hạt nhân giữa Iran với các cường quốc thế giới bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức được ký kết vào tháng 7/2015 đã cho phép sự trở lại của các công ty quốc tế lớn vào thị trường Iran, đặc biệt là các thỏa thuận gần đây với công ty dầu mỏ Total của Pháp và tập đoàn CNPC của Trung Quốc trong lĩnh vực khí đốt.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và sự thù địch ngày càng tăng của Tổng thống Donald Trump làm phức tạp thêm nhiệm vụ của Tổng thống Rohani trong nỗ lực thu hút hàng tỷ USD đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy nền kinh tế và giảm thất nghiệp hiện đang ở mức 12,7% ở Iran.

Những biến động vẫn còn

Nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Hassan Rouhani được coi là thành công với việc Tehran đạt được thỏa thuận với các cường quốc gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức về việc cắt giảm chương trình hạt nhân gây tranh cãi. Đó không chỉ đơn thuần là một hiệp định hạt nhân. Mà còn là giải pháp chính trị cho quan hệ giữa Iran với phương Tây, cũng như cho cả khu vực Trung Đông. Vì thành quả đối ngoại và an ninh nổi bật và quan trọng này mà ông Rouhani xứng đáng nhận được lá phiếu của cử tri cho nhiệm kỳ thứ hai.

Tuy nhiên, bản thỏa thuận này lại là cái cớ để chính quyền mới ở Mỹ chỉ trích và gây áp lực nhằm bãi bỏ. Số phận của nó bị đe dọa nghiêm trọng bởi bầu không khí và cục diện chính trị ở Mỹ. Vì vậy, duy trì thỏa thuận này trở thành một trong những thách thức và sứ mệnh khó khăn nhất đối với ông Rouhani trong nhiệm kỳ cầm quyền thứ hai.

Ông Rouhani nhận sự ủy nhiệm của Lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei trong lễ nhậm chức hôm 3/8 (REUTERS)
Ông Rouhani nhận sự ủy nhiệm của Lãnh tụ tinh thần tối cao Ayatollah Ali Khamenei trong lễ nhậm chức hôm 3/8. Ảnh Reuters

Bất kể Mỹ - đối tác quan trọng trong thỏa thuận hạt nhân đang phản đối, Iran có được sự hậu thuẫn quan trọng của Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức và cả EU nói chung. Cho tới nay, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuy miễn cưỡng xác nhận Iran tuân thủ nghiêm chỉnh nhưng trong thâm tâm vẫn đang muốn tìm cớ để rút khỏi thỏa thuận, đẩy mối quan hệ với Iran căng thẳng trở lại, thậm chí cả trong vấn đề hạt nhân.

Đó chính là một phần trong lý do khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump thành lập liên quân mới trong thế giới Arab và Hồi giáo để chống khủng bố, mà một phần quan trọng là ngăn chặn ảnh hưởng gia tăng của Iran tại Trung Đông. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Washington khuấy động lại vấn đề hạt nhân của Iran để có cớ làm găng và đối địch với nước này vì thế tương thích với mưu tính chính sách ấy.

Nhìn từ trong nội bộ Iran, thái độ khó chịu của Mỹ cùng chủ định tạo cớ và gây hấn với Tehran cũng sẽ gây cho tổng thống Rouhani thêm khó khăn bởi phe cứng rắn và bảo thủ ở Iran vốn luôn chống phá thỏa thuận nói trên có cớ để lật ngược lại toàn bộ chuyện này. Tác động cộng hưởng của những chiều hướng ấy hủy hoại mọi tác động tích cực mà thỏa thuận đã mang lại.

Nguy cơ đối đầu trở lại

Tổng thống Donald Trump và đội ngũ cố vấn an ninh quốc gia vẫn chưa từ bỏ ý định xóa bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, và áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với nước Cộng hòa Hồi giáo này. Nhưng cần lưu ý đây là một nước cờ nguy hiểm đối với nước Mỹ trong bối cảnh tình hình khu vực Trung Đông vẫn đang tồn tại nhiều vấn đề và xung đột.

Thỏa thuận hạt nhân lịch sử với nhóm P5+1 đang trở thành mục tiêu bị công kích của Tổng thống Iran Rouhani (Iran Daily)
Thỏa thuận hạt nhân lịch sử với nhóm P5+1 đang trở thành mục tiêu bị công kích của Tổng thống Iran Rouhani. Ảnh: Iran Daily

Các đồng minh của Mỹ, gồm Saudi Arabia, Ai Cập, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đang đối đầu với một đồng minh khác của Washington là Qatar vì nghi ngại mối quan hệ giữa Doha với Tehran. Mỹ đều hiểu cuộc khủng hoảng này nếu không sớm được giải quyết sẽ đẩy Qatar, đồng minh đang tiếp nhận căn cứ quân sự của Mỹ ở khu vực, gần hơn về phía Iran.

Vấn đề là chính quyền Donald Trump chưa thể tìm lối thoát giúp các đồng minh Arab “hạ hỏa”. Thêm vào đó, Mỹ và Iran cũng đang ở 2 chiến tuyến trên mặt trận Syria, nơi Mỹ ủng hộ phe nổi dậy còn Iran hậu thuẫn Tổng thống Bashar al-Assad. Một nỗ lực gây hấn nữa sẽ đẩy sự đối đầu này bùng nổ với những chiều hướng không thể lường trước được.

Ông John Glaser- Phó Giám đốc chương trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện nghiên cứu Cato tại Washington, Mỹ cho biết, nếu hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân, Iran sẽ trút bỏ mọi trách nhiệm giới hạn chương trình hạt nhân của họ và Mỹ sẽ lập tức trở lại “cuộc chiến” với nước Cộng hòa Hồi giáo này./.

Phan Tùng

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.