Tổng thống Kazakhstan từ chức: Sự lựa chọn khôn ngoan

(Baonghean) - Trong một động thái khá bất ngờ, Tổng thống Kazakhstan Nursutal Nazarbayev vừa tuyên bố từ chức sau gần 30 năm giữ vị trí người đứng đầu đất nước. Việc ông Nurutal Nazarbayev từ chức được đánh giá là sự lựa chọn khôn ngoan, bởi nó cho phép ông chuẩn bị thế hệ lãnh đạo kế cận, đảm bảo duy trì những thành quả mà ông đã xây dựng.
Ông Nursultan Navarbayev tuyên bố từ chức sau gần 30 năm giữ vị trí Tổng thống Kazakhstan. Ảnh: TASS
Ông Nursultan Navarbayev tuyên bố từ chức sau gần 30 năm giữ vị trí Tổng thống Kazakhstan. Ảnh: TASS
Nhà lãnh đạo cuối cùng từ thời Liên Xô

Ngay sau bài phát biểu vào tối ngày 19/3, thông tin ông Nursultan Nazarbayev từ chức lập tức xuất hiện trên hàng loạt các trang tin lớn. Quyết định từ chức của ông Nursultan Nazarbayev thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông quốc tế bởi ông là nhân vật cuối cùng còn giữ vị trí lãnh đạo ở những nước Trung Á kể từ thời điểm Liên Xô tan rã.

Ông Nursultan Nazarbayev trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản của Kazakhstan năm 1989 - khi đó còn là một nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô Viết. Khi Liên Xô tan rã, ông trở thành Tổng thống của đất nước Kazakhstan độc lập. Dấu ấn được ghi nhận đầu tiên và cũng là lớn nhất của ông là đã dẫn dắt Kazakhstan vượt qua giai đoạn bất ổn kinh tế bủa vây hàng loạt nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đầu những năm 1990. Trong suốt những năm cầm quyền sau này, ông cũng dành sự quan tâm đặc biệt cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước.

Thành tựu phát triển kinh tế của Kazakhstan dưới thời ông Nursultan Nazarbayev được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao: Kazakhstan đã chuyển từ thu nhập trung bình thấp sang tình trạng thu nhập trung bình cao trong chưa đầy hai thập kỷ. Là quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới với diện tích tương đương Tây Âu, kinh tế của Kazakhstan tăng trưởng đều đặn trong những thập kỷ qua nhờ khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ thuộc hàng lớn nhất thế giới: 80 tỷ thùng - lớn nhất trong số các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Trữ lượng dầu mỏ, khoáng sản khổng lồ của Kazakhstan thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có những tập đoàn lớn của Mỹ, mang lại nguồn vốn đầu tư đáng kể cho phát triển kinh tế. Một dấu ấn lớn nữa của ông trong gần 30 năm lãnh đạo Kazakhstan là xây dựng thủ đô mới Astana với chi phí khổng lồ, thay thế cho thủ đô cũ là Almaty. Astana giờ đây tự hào là một thành phố hiện đại với một bãi biển nhân tạo, có cát đặc biệt được nhập khẩu từ Maldives.

Mỏ Kashagan của Kazakhstan. Ảnh: Internet
Mỏ Kashagan của Kazakhstan. Ảnh: Internet
Về mặt địa lý, Kazakhstan nắm giữ vị trí chiến lược khi nằm ở điểm liên kết giữa các thị trường Trung Quốc, Nam Á, Nga và Tây Âu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt và một cảng lớn trên Biển Caspi. Ở vị trí này, Kazakhstan cũng đã cân bằng một cách khéo léo giữa hai nước láng giềng khổng lồ là Nga và Trung Quốc, đồng thời duy trì mối quan hệ thân thiện với Mỹ. Về mặt quân sự, Kazakhstan cũng được “thừa hưởng” cơ sở thử nghiệm hạt nhân lớn từ thời Liên Xô là Semipalatinsk - nơi Liên Xô từng thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên. Dù vậy, ông Nursultan Nazarbayev sau  này đã theo đuổi đường lối từ bỏ vũ khí hạt nhân, trở thành một trong những nhà lãnh đạo thế giới được đánh giá tích cực trong quá trình giảm nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

Sau gần 30 năm cống hiến với những thành quả đáng ghi nhận cho đất nước Kazakhstan, ông Nursultan Nazarbayev đã khiến thế giới bất ngờ khi tuyên bố từ chức. Sắc lệnh chấm dứt quyền hạn của ông có hiệu lực từ ngày hôm qua (20/3). Trong tuyên bố của mình, ông Nursultan Nazarbayev cho biết đây là một quyết định khó khăn, song ông nhấn mạnh đã đến lúc Kazakhstan cần “một thế hệ lãnh đạo mới”. Người sẽ thay ông nắm giữ vị trí quyền Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện Kassym Jomart Tokayev cho đến khi một Tổng thống mới được bầu vào tháng 4 năm sau.

Sự lựa chọn khôn ngoan

Ngay trong bài phát biểu của mình, ông Nursultan Nazarbayev đã nhắc đến vấn đề “một thế hệ lãnh đạo mới” cho đất nước Kazakhstan. Giới phân tích cho rằng, sự chuẩn bị này là một tính toán khôn ngoan của ông Nursultan Nazarbayev, khi năm nay ông đã 78 tuổi. Quyết định từ chức sẽ giúp ông xây dựng một hình ảnh đẹp khi là một trong những nhà lãnh đạo hiếm hoi ở các nước Trung Á tự nguyện từ chức và không xuất phát từ bất cứ bê bối chính trị nào. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp ông có thể đảm bảo người kế nhiệm ông duy trì tốt những thành quả mà ông đã tạo lập.

Ngay người sẽ giữ vị trí quyền Tổng thống là ông Kassym Jomart Tokayev cũng được đánh giá là sự lựa chọn an toàn. Năm nay 65 tuổi, ông từng giữ vị trí thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao, là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp được đào tạo ở Mockva, thông thạo tiếng Kazakhstan, tiếng Nga, tiếng Anh và tiếng Trung Quốc. Chủ tịch Thượng viện Kassym Jomart Tokayev được đánh giá là người trung thành với Tổng thống Nursultan Nazarbayev, luôn luôn ủng hộ các chương trình hành động của ông trước đây. Với ông Jomart Tokayev nắm giữ vị trí quyền Tổng thống, ông Nursultan Nazarbayev có thể an tâm về quá trình chuyển giao quyền lực của mình, an tâm rằng những kế hoạch mà ông đang thực hiện dang dở sẽ được tiếp nối.

Thủ đô Astana – một trong những thành phố độc đáo nhất thế giới và cũng là di sản đáng chú ý của của ông Nursultan Navarbayev. Ảnh: CNN
Thủ đô Astana - một trong những thành phố độc đáo nhất thế giới và cũng là di sản đáng chú ý của của ông Nursultan Navarbayev. Ảnh: CNN
Trong trường hợp ông Jomart Tokayev không thể trở thành Tổng thống mới của Kazakhstan sau cuộc bầu cử vào năm sau, ông Nursultan Nazarbayev vẫn có cách thể hiện vai trò của mình trong chính quyền mới. Sau khi từ chức Tổng thống, ông vẫn còn nắm giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng an ninh quốc gia, Chủ tịch đảng Nur Otan - đảng đang chiếm ưu thế tuyệt đối tại Quốc hội. Sức mạnh về mặt chính quyền và quân sự hoàn toàn có thể giúp ông duy trì tầm ảnh hưởng trong các chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Đó cũng là điều mà ông đã nói trong bài phát biểu tuyên bố từ chức, “Tôi sẽ vẫn ở bên các bạn. Chăm sóc cho đất nước và người dân Kazakhstan sẽ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của tôi”.

Một lý do nữa khiến dư luận quốc tế đánh giá quyết định của ông Nursultan Nazarbayev là khôn ngoan, đó là nền kinh tế của Kazakhstan đã bắt đầu chững lại. Dù  Kazakhstan vẫn còn nguồn trữ lượng dầu mỏ dồi dào, nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện một số ý kiến bất bình về mức sống không được nâng lên như kỳ vọng cũng như các dịch vụ xã hội yếu kém. Tháng 2 vừa qua, ông Nursultan Nazarbayev đã từng sa thải toàn bộ nội các khi không thể giải quyết thỏa đáng những vấn đề đối nội. Với quyết định rời khỏi vị trí Thủ tướng, ông Nursultan Nazarbayev kỳ vọng một lãnh đạo mới có thể mang tới luồng gió mới cho Kazakhstan sau gần 3 thập kỷ do một mình ông lãnh đạo.

Dù vậy, giới phân tích cho rằng trong thời gian trước mắt, chưa thể trông đợi sự thay đổi nào lớn ở Kazakhstan sau khi ông Nursultan Nazarbayev từ chức. Chính phủ mới nhiều khả năng sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách mà ông Nursultan Nazarbayev đang triển khai trong những tháng gần đây như tăng lương cho khu vực công, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng với gói chi tiêu mà ông Nursultan Nazarbayev đã công bố lên tới vài tỷ USD.

Về quan hệ đối ngoại, Kazakhstan sẽ tiếp tục khai thác vị trí chiến lược là hành lang thương mại đầy tiềm năng giữa Trung Quốc và Châu Âu. Ông Nursultan Nazarbayev trước đó đã hoan nghênh đầu tư của Trung Quốc vào cơ sở hạ tầng mới như là một phần của sáng kiến “Vành đai, Con đường”, coi đây là cơ hội để Kazakhstan nâng cao khả năng cạnh tranh so với các quốc gia khác trong khu vực.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.