Tổng thống Moon Jae-in lại mời ông Kim Jong-un thăm Hàn Quốc

Diệp Khanh ((Theo AP))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in bày tỏ hy vọng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ tới thăm Hàn Quốc trong năm nay, đồng thời kêu gọi Triều Tiên chấm dứt tình trạng đóng băng trong quan hệ song phương.

Lời kêu gọi được đưa ra trong một bài phát biểu sáng 7/1, giữa bối cảnh nhiều người lo ngại rằng cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ - Iran hiện nay có thể “giết chết” những  nỗ lực ngoại giao về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mời ông Kim Jong-un thăm Hàn Quốc trong năm 2020. Ảnh: AP
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in mời ông Kim Jong-un thăm Hàn Quốc trong năm 2020. Ảnh: AP

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhiều lần, sẵn sàng tổ chức các cuộc đối thoại hướng đến mục tiêu nối lại hoạt động của khu công nghiệp Kaesong và các tour du lịch đến núi Kim Cương của Triều Tiên.

Theo ông Moon Jae-in, Hàn Quốc sẵn sàng nối lại hoạt động hợp tác kinh tế liên Triều trong bối cảnh Triều Tiên vẫn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Ông Moon Jae-in hối thúc Triều Tiên đáp lại thiện chí của Hàn Quốc để nối lại đối thoại song phương, nhấn mạnh rằng sự cải thiện trong quan hệ liên Triều sẽ giúp thúc đẩy tiến trình đàm phán về vấn đề hạt nhân. Ông cũng kêu gọi phía Triều Tiên kiềm chế các hành động đe dọa quân sự nhằm tránh tổn hại đến quá trình đàm phán với Mỹ.

Trước đó, Triều Tiên đã đình chỉ gần như toàn bộ hoạt động hợp tác kinh tế với Hàn Quốc, đồng thời gây áp lực buộc Hàn Quốc phải tách biệt quan điểm với Mỹ để khởi động lại các dự án kinh tế chung.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, việc nối lại hợp tác kinh tế liên Triều sẽ phụ thuộc vào tiến trình đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên. Trong khi đó, cuộc tấn công của Mỹ vào sân bay quốc tế ở Baghdad không chỉ giết chết chỉ huy quân sự hàng đầu Qassem Soleimani của Iran, mà còn gây ra “thương vong gián tiếp”, đó là giải pháp ngoại giao để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Khủng hoảng Mỹ - Iran ảnh hưởng tiêu cực tới đàm phán hạt nhân Triều Tiên. Ảnh: The Patriot Post
Khủng hoảng Mỹ - Iran ảnh hưởng tiêu cực tới đàm phán hạt nhân Triều Tiên. Ảnh: The Patriot Post

Phản ứng đầu tiên của Triều Tiên trước việc Mỹ tiêu diệt tướng Soleimani khá thận trọng. Các phương tiện truyền thông nhà nước của Triều Tiên cùng giữ im lặng trong vài ngày trước khi đưa ra một báo cáo ngắn gọn vào hôm thứ Hai về cuộc tấn công, trong đó thậm chí không đề cập đến tên của Soleimani.

Nhưng theo giới phân tích, leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran sẽ làm suy giảm kỳ vọng của Triều Tiên vào đàm phán với Mỹ, gián tiếp khẳng định thông điệp rằng phát triển vũ khí hạt nhân là cách mạnh mẽ nhất để Triều Tiên đảm bảo an ninh quốc gia, tránh bị đẩy vào tình thế như Iran.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.