Tổng thống Mỹ tới Nhật Bản sau khi cảnh báo về mối đe dọa từ Triều Tiên

Hoàng Bách (Theo AFP)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 22/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden bay tới Nhật Bản - điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du nhằm củng cố lại vai trò lãnh đạo của Mỹ trên khắp châu Á trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy cùng Triều Tiên có vũ trang hạt nhân và ngày càng khó dự đoán.
Tổng thống Mỹ vừa thăm Hàn Quốc và sẽ có điểm dừng chân tiếp theo tại Nhật Bản. Ảnh: AFP
Tổng thống Mỹ vừa thăm Hàn Quốc và sẽ có điểm dừng chân tiếp theo tại Nhật Bản. Ảnh: AFP

Ông Biden vừa rời Hàn Quốc, nơi nhà lãnh đạo này cùng Tổng thống mới đắc cử của xứ kim chi Yoon Suk-yeol dự một loạt cuộc họp, bao gồm thảo luận về các cuộc tập trận quân sự mở rộng để đối phó với điều mà họ cho là mối đe dọa từ chính quyền nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Khi các quan chức Mỹ-Hàn đều cảnh báo rằng ông Kim Jong-un có thể đẩy cao căng thẳng bằng một vụ thử vũ khí hạt nhân giữa lúc ông Biden đang có mặt tại khu vực, thì Tổng thống Mỹ tuyên bố các đồng minh dân chủ cần phải làm sâu sắc các quan hệ.

Tại cuộc họp báo chung với ông Yoon, ông Biden nhắc tới “sự cạnh tranh trên toàn cầu giữa các nền dân chủ và chuyên chế”, rồi khẳng định khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một chiến trường quan trọng. 

“Chúng tôi đã nói nhiều về sự cần thiết phải mở rộng không chỉ giới hạn ở Mỹ, Nhật và Hàn Quốc, mà là toàn bộ Thái Bình Dương cùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tôi nghĩ đây là một cơ hội”, Tổng thống Mỹ nói. 

Trong khi xem Trung Quốc là đối thủ chính của Mỹ trong cuộc đấu này, ông Biden cũng muốn nhấn mạnh thách thức lớn từ Nga khi đích thân ký thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine trị giá 40 tỷ USD hôm 21/5 tại Seoul thay vì chờ tới lúc trở về Washington vào tuần tới.

Trước khi rời Hàn Quốc, ông Biden đã gặp Chủ tịch hãng Hyundai, chúc mừng quyết định của ông lớn ngành ô tô khi đầu tư 5,5 tỷ USD vào một nhà máy sản xuất xe điện tại bang Georgia phía Nam nước Mỹ.

Ông cũng cùng ông Yoon gặp gỡ quân nhân Mỹ và Hàn Quốc, và đây là lịch trình mà một quan chức cấp cao trong Nhà Trắng nhận xét là có thể “phản ánh bản chất tích hợp thực sự” của liên minh quân sự và kinh tế giữa 2 nước.

Tại Nhật, ông Biden sẽ gặp Thủ tướng Fumio Kishida và Nhật hoàng Naruhito vào ngày 23/5, trước khi dự thượng đỉnh nhóm Quad vào ngày 24/5, cùng lãnh đạo các nước Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Cũng trong ngày 23/5, ông Biden sẽ công bố một sáng kiến quy mô mới của Mỹ về thương mại khu vực, có tên là Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: KCNA

“Mối đe dọa Triều Tiên”

Trong thông cáo đưa ra hôm 21/5, ông Biden và ông Yoon nói rằng, “cân nhắc mối đe dọa đang gia tăng” từ Triều Tiên, họ “thống nhất bắt đầu các cuộc thảo luận về việc mở rộng phạm vi và quy mô các cuộc diễn tập và huấn luyện quân sự phối hợp trên và quanh bán đảo Triều Tiên”.

Khả năng tăng cường các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn được khẳng định là để đáp trả các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên trong năm nay, cũng như lo ngại gia tăng về khả năng sắp xảy ra một vụ phóng tên lửa khác. 

Đắc cử với thông điệp tích cực ủng hộ nước Mỹ, Tổng thống Yoon nói rằng ông cùng ông Biden “đã bàn thảo liệu có cần phải đưa ra nhiều kiểu diễn tập chung khác nhau để chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tận công hạt nhân hay chăng”.

Ông cũng nêu rõ cần phải “có chiến đấu cơ và tên lửa thay vì như trong quá khứ chỉ nghĩ đến chiếc ô hạt nhân để răn đe”.

Bất kỳ động thái tăng cường lực lượng hay mở rộng quy mộ tập trận chung Mỹ-Hàn đều có khả năng khiến Bình Nhưỡng nổi giận, bởi nước này xem các cuộc diễn tập ấy là động thái chuẩn bị xâm lược.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.