Tổng thống Nga nói về cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu

Theo PV (vn.sputniknews.com)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về hậu quả cuộc khủng hoảng khí đốt đối với thế giới và đặc biệt là đối với Nga, đồng thời lưu ý Nga không quan tâm đến việc tăng giá khí đốt ở châu Âu.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng khí đốt

"Điều này cũng gây ra những hậu quả nhất định đối với chúng tôi. Tôi không nói về năng lượng bây giờ. Vì vậy, chúng ta không quan tâm đến sự tăng trưởng bất tận giá cả các nguồn năng lượng, bao gồm cả khí đốt. Chúng ta không quan tâm", ông nói tại cuộc họp với các thành viên của chính phủ.

Ông Putin lưu ý việc giảm sản xuất điện từ than và nguyên liệu hạt nhân ở một số quốc gia, các nền kinh tế hàng đầu thế giới, mùa Đông khó khăn năm ngoái, việc thiếu nguồn điện gió đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt và thiếu lượng bơm vào các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters

"Và điều này khiến thị trường lo lắng. Cộng với sự tăng trưởng tiêu thụ ở châu Á. Kết quả là các công ty Mỹ đã định hướng lại dòng khí đốt hóa lỏng của họ từ châu Âu sang thị trường châu Á. Tất cả những điều này đã dẫn đến tình trạng như chúng ta bây giờ đang nhìn thấy", Tổng thống nói.

Ông nói thêm còn có những lý do sâu xa hơn liên quan đến việc gia tăng thâm hụt ngân sách và sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa, kết quả là sự gia tăng lạm phát ở các nền kinh tế hàng đầu.

Điều gì khiến Tổng thống Nga lo lắng trong tình hình hiện nay?

“Điều khiến tôi lo lắng, và theo tôi hiểu, chính phủ Nga cũng lo lắng, đây là những hậu quả có thể xảy ra. Ý tôi là, ngoài những điều khác, các biện pháp hỗ trợ dân chúng do một số đồng nghiệp của chúng ta ở châu Âu đề xuất. Điều này sẽ dẫn đến gì trong thực tế: sẽ dẫn đến người dân sẽ không giảm tiêu dùng, nhưng lại giảm tiêu thụ trong các ngành công nghiệp”, Tổng thống Putin cho biết.

Khí đốt là thị trường sôi động ở châu Âu. Ảnh minh họa
Khí đốt là thị trường sôi động ở châu Âu. Ảnh minh họa

Theo ông Putin, điều này "sẽ gây ra nhiều hậu quả hơn nữa" mà cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến người dân và sự gia tăng giá hàng hóa.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.