Tổng thống Putin duyệt sắc lệnh công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine

Theo Vũ Anh (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Putin công nhận độc lập của vùng ly khai Donetsk và Lugansk tại miền đông Ukraine, yêu cầu quân đội Nga điều lực lượng gìn giữ hòa bình đến đây.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm qua duyệt sắc lệnh công nhận độc lập của hai vùng ly khai tại miền đông Ukraine gồm Donetsk và Lugansk, đồng thời ký thỏa thuận hợp tác với lãnh đạo hai khu vực này. "Tôi cho rằng cần đưa ra quyết định đáng lẽ phải diễn ra từ lâu, đó là lập tức công nhận độc lập, chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Luhansk", ông nói.

Theo biên bản thỏa thuận, Nga sẽ có quyền xây dựng căn cứ quân sự tại Donetsk và Lugansk. Tổng thống Putin cũng chỉ đạo Bộ Quốc phòng Nga triển khai quân tới hai khu vực này để "gìn giữ hòa bình", nhưng chưa rõ quy mô và thời điểm lực lượng này bắt đầu nhiệm vụ.

Tổng thống Putin phát biểu trên truyền hình hôm 21/2. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Putin phát biểu trên truyền hình hôm 21/2. Ảnh: Reuters.

Trong bài phát biểu trên truyền hình sau đó, ông chủ Điện Kremlin tỏ ra giận dữ và mô tả Ukraine "là một phần lịch sử Nga", cho rằng "miền đông Ukraine là lãnh thổ Nga trong quá khứ" và tin rằng người dân Nga sẽ ủng hộ quyết định của ông.

Điện Kremlin cho biết quyết định này đã được Tổng thống Putin thông báo cho Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cả hai lãnh đạo phương Tây đã tỏ ra thất vọng với thông tin.

Mỹ và các đồng minh đã phản ứng dữ dội trước hành động của Nga.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án quyết định của người đồng cấp Nga khi điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymr Zelensky. Ông cũng thảo luận "biện pháp phối hợp phản ứng" với Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức.

Biden dự kiến ký sắc lệnh cấm công dân Mỹ đầu tư hoặc làm ăn với hai vùng ly khai, cũng như áp đặt cấm vận nhằm vào "bất kỳ cá nhân nào được xác định hoạt động tại những khu vực này của Ukraine". Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết các biện pháp này tách biệt với đòn cấm vận được Mỹ và đồng minh chuẩn bị nếu Nga tấn công Ukraine.

Lãnh đạo hai vùng ly khai Ukraine (trái) và Tổng thống Nga ký thỏa thuận hôm 21/2. Ảnh: Reuters.
Lãnh đạo hai vùng ly khai Ukraine (trái) và Tổng thống Nga ký thỏa thuận hôm 21/2. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho biết Liên minh châu Âu đã đồng ý áp đặt lệnh cấm vận hạn chế nhằm vào "những người chịu trách nhiệm" trong quá trình Nga công nhận các khu vực ly khai. Ngoại trưởng Anh Liz Truss thông báo chính phủ nước này sẽ sớm công bố lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc Moskva tiếp tục leo thang căng thẳng ở miền đông Ukraine và "tìm cách dàn dựng lý do" để tấn công nước láng giềng.

Hai tỉnh Donetsk và Lugansk nằm ở vùng Donbass phía đông Ukraine, trở thành điểm nóng giao tranh từ năm 2014, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào phản kháng vũ trang. Chính phủ Ukraine hai lần phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm giành lại quyền kiểm soát Donbass nhưng đều không thành công.

Đụng độ giữa quân chính phủ Ukraine và phe ly khai ở miền đông đã leo thang những ngày qua. Chính quyền các địa phương Nga sát biên giới Ukraine những ngày qua ban bố tình trạng khẩn cấp khi dân thường từ khu vực Donbass di tản sang nước láng giềng.

Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga hôm 20/2 cho biết hơn 50.000 người đã nhập cảnh vào Nga sau khi các lãnh đạo phe ly khai kêu gọi phụ nữ, trẻ em và người già di tản vì đụng độ leo thang. Giao tranh giữa quân chính phủ Ukraine với phe ly khai bùng phát năm 2014, khiến hơn 14.000 người thiệt mạng.

Khu vực Dobass và bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post.
Khu vực Dobass và bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post.

Căng thẳng xung quanh Ukraine tăng nhiệt từ cuối năm ngoái, sau khi Mỹ và nhiều đồng minh phương Tây cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân ở biên giới phía tây để lên kế hoạch tấn công nước láng giềng. Trong những tuần qua, Mỹ liên tục phát cảnh báo Nga "sắp tấn công" nhưng chính phủ Ukraine tin rằng tình hình "không có gì mới".

Nga nhiều lần khẳng định mọi hoạt động quân sự ở biên giới là vấn đề nội bộ và chỉ nhằm mục tiêu diễn tập trước mối đe dọa từ kịch bản NATO mở rộng sang phía đông, đồng thời chỉ trích Mỹ và đồng minh phóng đại nguy cơ chiến tranh.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.