Tổng thống Putin ký sắc lệnh Chiến lược an ninh quốc gia với nhiều ưu tiên của Nga thời đại mới

Theo Văn Trường (vov.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh phê duyệt Chiến lược An ninh Quốc gia Liên bang Nga. Sắc lệnh mới nêu các ưu tiên chiến lược chính của Nga trong thời đại mới.
Ngày 3/7, cổng thông tin pháp lý chính thức đã đăng tải Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin phê duyệt Chiến lược An ninh Quốc gia mới của nước này.

Chiến lược mới nêu các ưu tiên chiến lược chính của Nga như bảo tồn dân tộc Nga, bảo vệ các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga, cũng như an ninh sinh thái và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Kremlin.ru)
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kremlin.ru
Phiên bản Chiến lược An ninh quốc gia mới nhấn mạnh “Trong bối cảnh thực hiện chính sách có chủ đích nhằm kiềm chế Liên bang Nga, củng cố chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và quốc gia, bảo vệ nền tảng tinh thần và đạo đức truyền thống của xã hội Nga, bảo đảm quốc phòng và an ninh, ngăn chặn sự can thiệp vào công việc nội bộ của Liên bang Nga có tầm quan trọng sống còn đối với đất nước”.

Một trong những vấn đề trọng tâm được nêu trong Chiến lược mới là việc nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của nền quốc phòng của đất nước. Trong số các nhiệm vụ chính, Nga ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia của công dân Nga ở trong nước Nga và ở nước ngoài.

Chiến lược nêu rõ rằng, để bảo vệ lợi ích quốc gia của Nga khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong, "bao gồm cả các hành động không thân thiện của nước ngoài", cần phải tăng cường hiệu quả sử dụng các thành tựu và lợi thế cạnh tranh hiện có của Liên bang Nga, tính toán các xu hướng dài hạn trong phát triển thế giới.

Phiên bản mới của Chiến lược An ninh quốc gia coi việc NATO xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự gần biên giới Nga, đẩy mạnh các hoạt động tình báo,.. làm gia tăng các mối nguy hiểm quân sự và các mối đe dọa quân sự đối với Liên bang Nga. Chiến lược An ninh Quốc gia vừa được thông qua có hiệu lực từ ngày 2/7/2021.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.