Tổng thống Trump tin ông Putin hơn tình báo Mỹ; Đức và Pháp đàm phán về xuất khẩu vũ khí

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc FBI: Tổng thống Trump tin ông Putin thay vì tình báo Mỹ; Đức và Pháp tích cực đàm phán về thỏa thuận xuất khẩu vũ khí; Thái Lan tái khẳng định không cần bên ngoài giám sát cuộc bầu cử; Hàn Quốc và Triều Tiên điều chỉnh tốc độ triển khai các dự án... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Maldives phát lệnh bắt cựu tổng thống vì tội rửa tiền

Chú thích ảnh
Ông Abdulla Yameen. Ảnh: Reuters

Ngày 18/2, giới chức Maldives đã phát lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Abdulla Yameen với cáo buộc ông này phạm tội rửa tiền. Lệnh bắt giữ trên được đưa ra sau một phiên tòa bắt đầu quy trình tố tụng với cáo buộc ông Yameen đã nhận khoản tiền 1,5 triệu USD không rõ nguồn gốc, ngay trước thời điểm ông này thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 9/2018. Theo lệnh bắt, ông Yameen sẽ bị đưa tới đảo nhà tù Dhoonidhoo, gần thủ đô Male.

Hiện tòa án đã ra lệnh đóng băng 6,5 triệu USD tiền gửi trong mọi tài khoản ngân hàng trong nước của ông Yameen. Tuy nhiên, giới chức Maldives tin rằng, hàng triệu USD đã bị ông Yameen tẩu tán ra nước ngoài và hiện giới chức nước này đang thương lượng với các ngân hàng nước ngoài để thu hồi nếu phát hiện vi phạm.  

Đức và Pháp tích cực đàm phán về thỏa thuận xuất khẩu vũ khí

Máy bay chiến đấu Rafale bay tại khu vực ngoại ô Paris. Ảnh: AFP/TTXVN
Máy bay chiến đấu Rafale bay tại khu vực ngoại ô Paris. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Reuters, người phát ngôn của Chính phủ Đức, ông Steffen Seibert ngày 18/2 cho biết, Đức và Pháp đang đàm phán về thủ tục cấp phép xuất khẩu quốc phòng chung. Phát biểu với báo giới trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Seibert nhấn mạnh: "Đúng là Đức và Pháp đang đàm phán về những thắc mắc liên quan tới xuất khẩu vũ khí". Ông khẳng định, Paris và Berlin đang tích cực đàm phán để đạt thỏa thuận chính thức về vấn đề này.

Tạp chí Der Spiegel của Đức ngày 15/2 đưa tin, nước này và Pháp đã ký một thỏa thuận quốc phòng hồi tháng Một, hướng tới quy định xuất khẩu vũ khí sang nước thứ ba.

Cựu Giám đốc FBI: Tổng thống Trump tin ông Putin thay vì tình báo Mỹ

Chú thích ảnh
Tổng thống Donald Trump tin lời người đồng cấp Nga Putin về tên lửa Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ thông tin của Cục Điều tra Liên bang (FBI) về tên lửa của Triều Tiên, thay vào đó nói rằng ông tin tưởng Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thông tin trên được cựu Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe tiết lộ trên chương trình 60 Minutes của Đài truyền hình CBS chiếu ngày 17/2.

Ông McCabe, người đã bị sa thải vào tháng 3/2018 cho biết, Tổng thống Trump "có một vài lời chỉ trích gay gắt" trong một cuộc thảo luận về khả năng vũ khí của Triều Tiên với các nhân viên tình báo. Theo ông McCabe, mặc dù ông không được tham dự cuộc họp song đồng nghiệp FBI đã kể về diễn biến cuộc họp sau đó. "Một trong những lời chỉ trích liên quan đến các vụ phóng tên lửa gần đây của Chính phủ Triều Tiên. Về cơ bản, Tổng thống nói rằng ông không tin Triều Tiên có khả năng đánh trúng nước Mỹ với tên lửa đạn đạo. Cũng như ông không tin vì người đồng cấp Nga Putin đã nói với ông như vậy, rằng Triều Tiên thực sự không sở hữu những tên lửa như vậy”, ông McCabe giải thích.

Hàn Quốc và Triều Tiên điều chỉnh tốc độ triển khai các dự án

Toàn cảnh tuyến đường sắt Gyeongwon ở nhà ga Baengmagoji thuộc Cheorwon, gần khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên . Ảnh: AFP/TTXVN
Toàn cảnh tuyến đường sắt Gyeongwon ở nhà ga Baengmagoji thuộc Cheorwon, gần khu vực phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên . Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 18/2, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho biết, nước này và Triều Tiên đang điều chỉnh tốc độ triển khai các dự án liên quan tới quan hệ liên Triều, trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2 đang tới gần. Trong buổi họp báo thường kỳ cùng ngày, người phát ngôn Bộ Thống nhất Baek Tae-hyun cho hay, Bộ này đang tập trung vào Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến diễn ra vào cuối tháng này. 

Song song với đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục thảo luận chặt chẽ với Triều Tiên để xúc tiến thuận lợi các dự án hợp tác liên Triều mà hai bên đã nhất trí. 

EU sẽ quyết định lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga trong vài tuần tới

Bà Federica Mogherini. Ảnh: European Union
Bà Federica Mogherini. Ảnh: European Union

Theo TASS, ngày 18/2, Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini thông báo, EU sẽ đưa ra quyết định đồng thuận trong vài tuần tới về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga sau sự cố ở eo biển Kerch. 

Phát biểu trước thềm cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại EU diễn ra ở Brussels cùng ngày, bà Mogherini nêu rõ: "Mục tiêu của các biện pháp trừng phạt không phải chúng sẽ tồn tại mãi mãi, mà là nhằm gây sức ép để khắc phục tình hình. Do đó, mục tiêu của các biện pháp trừng phạt là một ngày nào đó chúng sẽ được dỡ bỏ, song chúng tôi không nhận thấy bất kỳ bước đi tích cực nào và đó là lý do vì sao các nước thành viên EU cho tới nay tái khẳng định ý chí duy trì trừng phạt. Có thể có những quyết định đồng thuận về các lệnh trừng phạt mới trong vòng vài tuần tới".

Thái Lan tái khẳng định không cần bên ngoài giám sát cuộc bầu cử

Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo THX, ngày 18/2, Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai đã tái khẳng định rằng nước này không cần "bên ngoài" giám sát cuộc bầu cử vào ngày 24/3 tới. Phát biểu của vị ngoại trưởng nhằm ám chỉ tới bất kỳ tổ chức quốc tế nào có thể đề nghị giám sát cuộc bầu cử của Thái Lan, bởi vì ông tái khẳng định rằng chính quyền nước này và khu vực chính trị có thể tự đảm đương được việc đó.

Ông Don Pramudwinai thừa nhận rằng "bên ngoài" có thể đã giám sát các cuộc bầu cử trước đó ở Thái Lan, nhưng không còn cần thiết để đóng vai trò như vậy chừng nào các nhà ngoại giao hoặc quan chức đại sứ quán các nước tại Thái Lan có thể làm việc đó.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.