Tổng thống Ukraine nói thật về cuộc điện đàm với ông Putin; Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO

Hữu Quân (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO; Tổng thống Ukraine nói thật về cuộc điện đàm với ông Putin; Iran triển khai khí tài quân sự tham gia tập trận ở biển Caspia... là những tin tức nổi bật của thế giới 24h qua.

Tổng thống Ukraine nói thật về cuộc điện đàm với ông Putin

Tong thong Ukraine noi that ve cuoc dien dam voi ong Putin
Tổng thống Ukraine Zelensky (trái) và Tổng thống Nga Putin.

Phát biểu trong chương trình kỷ niệm "100 ngày của Tổng thống Ukraine" trên kênh truyền hình "1+1", Tổng thống Zelensky thừa nhận lãnh đạo trước đây của Bộ Ngoại giao Ukraine đã tìm cách ngăn cuộc điện đàm đầu tiên của ông với Tổng thống V. Putin.

Ông Zelensky nói: "Bộ Ngoại giao thực sự đã không muốn tôi điện đàm với Tổng thống Nga. Đối với họ, đây là một vấn đề chính trị, đối với tôi - đây là vấn đề nhân văn".

Tổng thống Zelensky cũng cho hay, ông quyết định gọi điện cho Tổng thống Putin vì nhận thấy Nga không thực thi quyết định của Tòa án quốc tế của Liên hợp quốc về việc thả các thủy thủ Ukraine,và ngày nào cũng có người thiệt mạng tại Donbass, miền Đông Ukraine.

Tổng thống Ukraine cũng cho biết trong cuộc điện đàm lần thứ 2, ông đã thỏa thuận với Tổng thống Putin rằng cuộc trao đổi tiếp theo của nguyên thủ 2 nước sẽ diễn ra trong cuộc họp theo định dạng Normandy về Ukraine.

Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO

Hàng hóa Trung Quốc tại một kho ở Thượng Hải /// ReutersTừ ngày 1/9, Mỹ bắt đầu áp thuế 15% đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/9 thông báo đã đâm đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về đợt áp thuế nhập khẩu mới đây. Các nhà kinh tế học của Viện Kinh tế quốc tế Peterson, trụ sở tại Washington, tính toán có khoảng 112 tỉ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt đánh thuế mới của Mỹ.

Từ ngày 1/9, Mỹ bắt đầu áp thuế 15% đối với nhiều loại hàng hóa Trung Quốc, bao gồm giày dép, đồng hồ thông minh và tivi màn hình phẳng. Trong khi đó, Trung Quốc cũng bắt đầu áp thuế mới đối với dầu thô Mỹ. 

Iran triển khai khí tài quân sự tham gia tập trận ở biển Caspia
Iran trien khai khi tai quan su tham gia tap tran o bien Caspia hinh anh 1
Các tàu chiến tham gia tập trận. Ảnh: Teleqraf

Hãng thông tấn Tasnim cho biết Hải quân Iran ngày 2/9 đã triển khai các tàu chiến được trang bị tên lửa và máy bay trực thăng cùng lính đặc công hải quân tham gia ngày thứ hai của cuộc tập trận mang tên "An ninh và Sức mạnh bền vững" đang diễn ra ở Biển Caspia.

Trong cuộc tập trận này, các lực lượng Iran đã tìm cách bắt giữ các tàu của kẻ thù giả tưởng bằng cách sử dụng các loại thiết bị và vũ khí, bao gồm cả tàu cao tốc và khinh hạm được trang bị tên lửa.

Các lính đặc công hải quân trên hai máy bay trực thăng AB-212 và các tàu chiến trang bị lửa cũng tìm cách đối phó với các hoạt động tấn công của kẻ thù bằng cách áp dụng các chiến lược chiến đấu, dựa vào hoạt động theo dõi tình báo và sử dụng các hệ thống gây nhiễu radar.

Saudi Arabia lần đầu cho phép giáo viên nữ được dạy học sinh nam

Saudi Arabia lan dau cho phep giao vien nu duoc day hoc sinh nam hinh anh 1

Phụ nữ Saudi Arabia. Ảnh: AFP/TTXVN

Tiếp sau việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại đối với phụ nữ, lần đầu tiên tại Saudi Arabia, giáo viên nữ sẽ được tham gia giảng dạy cho học sinh nam tại 1.460 trường công lập ở nước này.

Trợ lý Giám đốc Sở Giáo dục thành phố Jeddah (Saudi Arabia), bà Suaa al-Mansour cho biết, dự án trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống giáo dục và đảm bảo rằng mỗi trẻ em đều có thể tiếp cận được nền giáo dục có chất lượng trên khắp cả nước.

Dự án các trường đào tạo giai đoạn đầu bao gồm các trường mẫu giáo dành cho các trẻ em trai và gái ở độ tuổi từ 4-5 và 3 lớp đầu tiên (lớp 1, 2, 3) thuộc bậc tiểu học với độ tuổi của học sinh từ 6-8.

Tỷ lệ học sinh nam sẽ được giáo viên nữ dạy là 13,5%. Theo Bộ Giáo dục Saudi Arabia, việc phân công các giáo viên nữ dạy cho khoảng 13,5% học sinh nam sẽ giúp tiết kiệm được 533 triệu USD tiền ngân sách của ngành giáo dục chỉ riêng trong việc bố trí không gian học tập dành cho học sinh.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.