Top 10 quốc gia nóng nực nhất thế giới

(Baonghean.vn) - Nhiều quốc gia có khí hậu nóng ẩm quanh năm với nền nhiệt trung bình luôn ở mức cao, trong khi đó một số khác lại chỉ đạt tới nhiệt độ cao trong mùa hè.

Đặc điểm tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ của một đất nước. Nhưng đôi khi, các yếu tố bên ngoài như ô nhiễm môi trường và mật độ dân số cao cũng làm cho nhiệt độ tăng lên.

Hãy cùng điểm qua 10 quốc gia nóng nhất thế giới và tìm hiểu thêm về những địa điểm nóng ẩm này.

10. Mexico:

 

Đất nước Trung Mỹ đứng ở vị trí thứ 10 trong những khu vực nóng nhất thế giới. Đôi khi, nhiệt độ trung bình vào một ngày hè ở đây có thể lên tới 50 độ C.

Mặc dù vậy, do có những bãi biển mát mẻ và khí hậu dịu mát nên một vài thành phố ở Mexico luôn nằm trong danh sách những điểm đến tốt nhất trong kỳ nghỉ hè.

9. Somalia:

 

Đất nước châu Phi này có nhiệt độ cao quanh năm. Do ít mưa và nhiệt độ trung bình cao nên khí hậu ở Somalia luôn ẩm ướt.

8. Ấn Độ:

 

Dãy Himalaya hùng vĩ ở biên giới phía Bắc Ấn Độ là nguyên nhân làm cho gió từ từ Trung Á không thể thổi tới đất nước này. Chính vì vậy, nhiều thành phố phía bắc của Ấn Độ luôn có nền nhiệt ở mức trung bình và cao quanh năm.

7. Sudan:

 

Sudan là một quốc gia châu Phi khác phải chịu nhiệt độ cao quanh năm thậm chí vào cả những ngày mưa. Nhiệt độ ở đây luôn vượt quá ngưỡng 45 độ C. Ngoài ra, đất nước này thường xuyên không có mưa hoặc mưa ít quanh năm. Do đó khí hậu nơi đây luôn nóng, ẩm và khó chịu.

6. Oman:

 

Quốc gia Trung Đông này là một trong những địa điểm rất nóng khi mà phải trải qua những ngày hè khắc nghiệt với nhiệt độ lên đến 54 độ C. Nền nhiệt luôn cao cộng thêm lượng mưa thấp và mùa đông ngắn ngủi đã làm cho khí hậu ở Oman luôn nóng và ẩm.

5. Iran:

 

Một quốc gia Trung Đông khác có khí hậu nóng ẩm quanh năm là Iran. Mùa hè ở đây khô và ít mưa, nhiệt độ trung bình thường trên 40 độ C. Ngay cả trong những ngày đông thì nhiệt độ ban ngày vẫn luôn ở mức cao.

4. Algeria:

 

Là một trong những quốc gia nóng nhất trên thế giới, khí hậu Algeria cực kỳ nóng ban ngày và nhưng lại lạnh về đêm. Mặc dù có mưa và đêm thì mát mẻ nhưng nhiệt độ ban ngày ở đây luôn trên 50 độ C, về mùa đông thì nền nhiệt trung bình cũng ở mức 25 độ C.

3. Iraq:

 

Iraq là đất nước được ghi nhận có nhiệt độ cực cao trong mùa hè, với nhiều ngày ghi nhận mức nhiệt tăng cao đến trên 50 độ C. Cho dù mùa hè hay mùa đông thì khí hậu vẫn nóng và ẩm với mức nhiệt trung bình từ 20 đến 30 độ C. Điều đó làm cho Iraq là một trong những nơi ở nóng nhất thế giới.

2. Saudi Arabia:

 

Saudi Arabia là quốc gia nằm trọn trong vùng sa mạc. Bởi vậy, khí hậu nóng của đất nước này là do không khí nóng đến từ sa mạc. Nhiệt độ quanh năm ở đây luôn tăng vọt trên 50 độ C. Tại một vài thời điểm, nhiệt độ ban ngày ở Saudi Arabia đạt đến 52 độ C. Điều này chắc chắn đã góp phần đưa Saudi Arabia trở thành quốc gia nóng thứ 2 trên thế giới.

1. Libya:

 

Đứng ở vị trí số 1 trong danh sách là Libya. Với nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trên 58 độ C, Lybia chính là quốc gia nóng nhất trên thế giới. Cảnh quan phần lớn là sa mạc, vì vậy, toàn bộ đất nước phải trải qua thời tiết nóng bức với nền nhiệt cao quanh năm. Cả mùa hè và mùa đông ở Libya đều nóng và ẩm ướt.

Trung Nam

(Theo Holidaypoint)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.