Trắng đêm trên cánh đồng rươi bạc tỷ

16/12/2016 10:52

(Baonghean.vn)- Ngày đông lạnh giá, về các xã ven sông Lam ở Hưng Nguyên, trải nghiệm cuộc sống cùng bà con 'làng rươi', để hiểu thêm về ‘một miền rươi' xứ Nghệ với những gian nan, khó nhọc, những đêm hoa đăng và cả những món ăn hấp dẫn.

1.Trước đêm “hội rươi”, trên các cánh đồng rươi ở Hưng Nguyên lưới xanh đã được người dân giăng kín khắp từng ô ruộng. Những ai lần đầu đến “làng rươi”, đi giữa những đồng lưới giăng tít tắp, không khỏi ngạc nhiên và muốn được trải nghiệm ngay cảm giác vớt “lộc trời”.

Trước đêm cả làng đi bắt rươi (còn gọi là "hội rươi"), trên các cánh đồng rươi ở xã Hưng Nhân lưới xanh đã được người dân giăng kín khắp từng ô ruộng. Những ai lần đầu đến “làng rươi”, đi giữa những đồng lưới giăng tít tắp, không khỏi ngạc nhiên và muốn được trải nghiệm ngay cảm giác vớt “lộc trời”.

2.Nơi ruộng có thể be bờ, tranh thủ lúc nước xuống, người dân vẫn tiếp tục đắp lại những bờ vùng, bờ thửa, cho vững chắc.
Trong cánh đồng, cũng chỉ có ở những vùng bờ, thửa ruộng gần con nước lên xuống mới có rươi. Những nhà có ruộng vùng này đắp bờ ruộng cao lên quá mặt nước, tháo cho nước chảy qua một ruộng khác để giăng lưới hứng rươi.
3.Đêm về trên “làng rươi” yên tĩnh lạ thường. Họ ngủ sớm để dậy lúc nửa đêm. Người “làng rươi” đã quen với quy luật của con nước thủy triều, ai cũng tính và căn được thời gian ra ruộng thích hợp nhất, đó là lúc nước triều lên đỉnh. Từ nửa đêm, trên các cánh đồng bắt đầu rộn rã, lấp lánh ánh đèn.
Về "làng rươi" Hưng Lợi, khung cảnh buổi tối yên tĩnh lạ thường bởi người dân ngủ sớm để dậy lúc nửa đêm. Thời gian ra ruộng thích hợp nhất, đó là lúc nước triều lên đỉnh. Từ nửa đêm, trên các cánh đồng bắt đầu rộn rã, lấp lánh ánh đèn.
4.Mọi người mang theo dụng cụ ra đồng để bắt rươi. Kẻ giăng lưới, người đặt trủ… cười nói xôn xao. Ở những con hói sâu, nước chảy mạnh, người bắt rươi phải lội xuống cắm trủ lưới giữa dòng chảy xiết.
Mọi người mang theo dụng cụ ra đồng để bắt rươi. Kẻ giăng lưới, người đặt trủ… cười nói xôn xao. Ở những con hói sâu, nước chảy mạnh, người bắt rươi phải lội xuống cắm trủ lưới giữa dòng chảy xiết.
5.Khi nước thủy triều bắt đầu xuống cũng chính là lúc rươi bơi tung tăng trên ruộng. Người dân đội đèn vớt rươi, huyên náo cả đồng. Ngày trước dưới ánh đuốc lập lòe, ánh đèn dầu leo lét, công việc bắt rươi vô cùng khó nhọc, nhiều người “mặt sém, tóc cháy vì rươi”. Ngày nay, dụng cụ đánh bắt đã có nhiều cải tiến, nhưng công việc làm rươi vẫn  phải lăn lộn giữa đêm khuya, thức cùng mưa dầm, gió rét.
Khi nước thủy triều bắt đầu xuống cũng chính là lúc rươi bơi tung tăng trên ruộng. Người dân đội đèn vớt rươi, huyên náo cả đồng. Ngày trước dưới ánh đuốc lập lòe, ánh đèn dầu leo lét, công việc bắt rươi vô cùng khó nhọc, nhiều người “mặt sém, tóc cháy vì rươi”. Ngày nay, dụng cụ đánh bắt đã có nhiều cải tiến, nhưng công việc làm rươi vẫn phải lăn lộn giữa đêm khuya, thức cùng mưa dầm, gió rét.
8.Bắt rươi trên ruộng, nhiều ít thất thường, có đêm đổ trủ được hàng chục ký, nhưng có đêm cũng chỉ vài ba lượng, lại phải đi chao từng con rươi vô cùng vất vả.
Bắt rươi trên ruộng, nhiều ít thất thường, có đêm đổ trủ được hàng chục ký, nhưng có đêm cũng chỉ vài ba lượng, lại phải đi chao từng con rươi vô cùng vất vả.
9.Rươi vàng, béo mập là đặc điểm nổi bật của rươi Hưng Nguyên khác với rươi xanh ở đồng bằng Bắc Bộ. Người dân ở đây cho biết ruộng rươi dù có trồng lúa hay không thì vẫn cày bừa, bón phân đầy đủ để cho ruộng thâm thùng, tơi xốp, sẽ có nhiều rươi hơn.
Rươi vàng, béo mập là đặc điểm nổi bật của rươi Hưng Nguyên khác với rươi xanh ở đồng bằng Bắc Bộ. Người dân ở đây cho biết ruộng rươi dù có trồng lúa hay không thì vẫn cày bừa, bón phân đầy đủ để cho ruộng thâm thùng, tơi xốp, sẽ có nhiều rươi hơn.
Ruộng ở “làng rươi”, quan trọng là thu hoạch rươi chứ không phải là trồng lúa, vì rươi đem lại nhiều lợi ích hơn. Người làm rươi ở Hưng Nguyên cho hay “Trồng lúa thì cho vui vậy thôi, vụ chiêm thì đủ gạo ăn, chứ vụ mùa không đủ tiền thuê máy dập, máy gặt. Cả năm người dân ở đây cũng chỉ mong đợi mấy ngày rươi”.
Với người dân “làng rươi” Hưng Lợi, công việc thu hoạch rươi quan trọng hơn trồng lúa. “Trồng lúa thì cho vui vậy thôi, vụ chiêm thì đủ gạo ăn, chứ vụ mùa không đủ tiền thuê máy dập, máy gặt. Cả năm người dân ở đây cũng chỉ mong đợi mấy ngày rươi” - một người dân làng cho hay..
Sau mỗi đêm thức trắng cùng rươi với bao mong đợi, người dân có thể bán số rươi kiếm được ngay tại ruộng cho lái buôn (350 - 500 nghìn đồng/kg) hay đưa về đi chợ, chế biến món ăn…
Sau mỗi đêm thức trắng cùng rươi với bao mong đợi, người dân có thể bán số rươi kiếm được ngay tại ruộng cho lái buôn (350 - 500 nghìn đồng/kg) hay đưa về đi chợ, chế biến món ăn. Mỗi mùa rươi như vậy, hộ nhiều thu được hàng trăm triệu, hộ ít cũng hàng chục triệu đồng. Cánh đồng rươi của bà con Hưng Nguyên mỗi năm mang lại hàng tỷ đồng cho người dân, gấp cả trăm lần trồng lúa, trồng màu.
Rươi là thực phẩm giàu đạm, chế biến được nhiều món ăn ngon như: luộc, kho, xào, cuốn lá lốt, nấu canh măng… Trong những món rươi tươi, chả rươi là một món ăn hấp dẫn. Về “làng rươi” ngày lạnh, được thưởng thức món chả rươi béo ngọt thơm lừng, nhâm nhi ly rượu gạo đồng quê thì quá “đỉnh” với khách phương xa.
Rươi là thực phẩm giàu đạm, chế biến được nhiều món ăn ngon như: luộc, kho, xào, cuốn lá lốt, nấu canh măng… Trong những món rươi tươi, chả rươi là một món ăn hấp dẫn. Về “làng rươi” ngày lạnh, được thưởng thức món chả rươi béo ngọt thơm lừng, nhâm nhi ly rượu gạo đồng quê thì quá “đỉnh” với khách phương xa.
Gắn bó với rươi từ bao đời, người “làng rươi” còn đúc rút được nhiều kinh nghiệm để chế biến rươi thành những món ăn dần, trong đó mắm rươi là một đặc sản của Hưng Nguyên. Từ bàn tay khéo léo của các người mẹ người chị, hỗn hợp rươi, muối, thính, vỏ quýt, hành tăm…qua một thời gian phơi, ủ đã thành món mắm rươi thơm ngon nổi tiếng. Mỗi mùa rươi, gia đình nào cũng dành khoảng 10 kg rươi làm mắm để ăn, để tặng và dôi dư thì để bán (500 nghìn/chai).
Gắn bó với rươi từ bao đời, người “làng rươi” còn đúc rút được nhiều kinh nghiệm để chế biến rươi thành những món ăn dần, trong đó mắm rươi là một đặc sản của Hưng Nguyên. Từ bàn tay khéo léo của các người mẹ người chị, hỗn hợp rươi, muối, thính, vỏ quýt, hành tăm…qua một thời gian phơi, ủ đã thành món mắm rươi thơm ngon nổi tiếng. Mỗi mùa rươi, gia đình nào cũng dành khoảng 10 kg rươi làm mắm để ăn, để tặng và dư thì để bán với giá lên tới 500 nghìn/chai (loại chai 650ml).
Về “làng rươi” lúc vào mùa, ra đồng gặp rươi, đi chợ gặp rươi. Dường như, thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên thứ ‘lộc” này, để làm vui, để sinh nhai, để bù đắp cho những khó khăn, hoạn nạn. Rươi đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây, đi thì nhớ, ở thì trông chờ.
Vào mùa rươi, trên những cánh đồng về đêm vui như hội, những phiên chợ cũng nhộn nhịp kẻ bán, người mua rươi. Dường như, thiên nhiên đã ban tặng cho người dân vùng rốn lũ Hưng Nguyên thứ ‘lộc trời” này, để làm vui, để sinh nhai, để bù đắp cho những khó khăn, hoạn nạn. Rươi đã trở thành một phần cuộc sống của người dân nơi đây, đi thì nhớ, ở thì thương.

Huy Thư

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Trắng đêm trên cánh đồng rươi bạc tỷ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO