Trang phục phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền Tây xứ Nghệ có gì khác nhau?

(Baonghean.vn) - Từ xa xưa, người phụ nữ các đồng bào dân tộc thiểu số Nghệ An đã biết nuôi tằm, dệt vải, thêu cho mình những bộ váy duyên dáng, đẹp mắt. Trang phục của phụ nữ dân tộc còn là của hồi môn của mỗi cô gái khi xuất giá để về nhà chồng.
Người Thái ở Nghệ An có khoảng hơn 300 ngàn người. Là đồng bào dân tộc chiếm dân số lớn thứ 2 ở tỉnh Nghệ An (sau người Kinh) nên văn hóa người Thái có những điểm khác biệt và nổi trội trong các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Hai nhóm trang phục chính của phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An là trang phục phụ nữ Thái dòng Tày Mường (Thái Trắng) và phụ nữ dòng Tày Thanh (Thái Đen).
Người Thái ở Nghệ An có khoảng hơn 300 ngàn người. Là đồng bào dân tộc chiếm dân số lớn thứ 2 ở tỉnh Nghệ An (sau người Kinh) nên văn hóa người Thái có những điểm khác biệt và nổi trội trong các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Hai nhóm trang phục chính của phụ nữ Thái ở miền Tây Nghệ An là trang phục phụ nữ Thái dòng Tày Mường (Thái Trắng) và phụ nữ dòng Tày Thanh (Thái Đen). (Trong ảnh: phụ nữ Thái dòng Tày Mường ở Quế Phong). Ảnh: Hồ Phương
Các nhóm người Thái như Thái Đen, Thái Trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục hằng ngày nhưng trong đó, vẫn nổi bật bản sắc riêng để phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
Các nhóm người Thái như Thái đen, Thái trắng đều có nhiều điểm chung trong trang phục nhưng vẫn có những nét riêng dễ phân biệt. Một bộ trang phục truyền thống phụ nữ Thái gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích. Ảnh: Hồ Phương
Sự khác biệt giữa nữ giới của dân tộc Thái Đen và Thái Trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái Trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp hai mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Phụ nữ chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu. Họ có loại nón rộng vành. Trong khi đó, phụ nữa Thái Đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu và màu mà mô-típ hơn Thái trắng.
Sự khác biệt giữa trang phục nữ của dân tộc Thái đen và Thái trắng được thể hiện trong các dịp hội hè. Những dịp đó, phụ nữ Thái trắng thường mặc áo dài màu đen. Đây là loại áo dài thụng thân thẳng, không lượn nách, được trang trí bằng vải “khít” ,ở giữa thân có tua vải phủ từ vai xuống ngực, nách áo trang trí theo lối đáp 2 mảng hoa văn trong bố cục hình tam giác. Trong khi đó, phụ nữ Thái đen thường mặc áo dài xẻ nách, chui đầu, trang trí phong phú đa dạng về màu. Ảnh: Hồ Phương
Chân váy chính là điểm dễ nhận biết nhất trong trang phục của phụ nữ Thái. Những chiếc chấn váy của phụ nữ dòng Thái Tày Mường thường sặc sỡ, đa sắc màu, nhiều biểu tượng, và được làm cầu kỳ hơn chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Thanh.
Chân váy chính là điểm dễ nhận biết nhất trong trang phục của phụ nữ Thái. Những chiếc chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Mường thường sặc sỡ, đa sắc màu, nhiều biểu tượng, và được làm cầu kỳ hơn chân váy của phụ nữ dòng Thái Tày Thanh. Ảnh: Hồ Phương
Trang phục của người phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ, độc đáo khác thường. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh thì mất rất nhiều thời gian và công sức của các bà, các mẹ, các chị và những người thợ. Sự tài tình của phụ nữ Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo.
Trang phục của phụ nữ dân tộc Mông luôn rất sặc sỡ, độc đáo khác thường. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh,  các bà, các mẹ, các chị mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tài tình của phụ nữ Mông chính là họ có thể làm ra những bộ trang phục của dân tộc mình bằng chính đôi bàn tay khéo léo. Ảnh: Hồ Phương
Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay, váy, yếm được thêu bằng tay. Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu từng chi tiết của trang phục nên hiện nay, dù có một số công đoạn được may (thay vì khâu tay như trước) thì để làm một bộ trang phục nữ của người Mông cũng mất khá nhiều thời gian. Riêng may phần thô thì một bộ quần áo đã mất 2 - 3 ngày, còn phần thêu thì 2 tuần. Bộ nào cầu kỳ thì cũng đến 1 tháng. Chính vì lẽ đó, giá của một bộ trang phục của phụ nữ đồng bào Mông cũng không hề nhỏ. Có những bộ váy của phụ nữ người Mông có giá hơn 30 triệu đồng.
Bộ quần áo của phụ nữ dân tộc Mông gồm có khăn quấn đầu, khăn len (cũng là khăn đội đầu) được dệt bằng tay; váy, yếm được thêu bằng tay. Bộ trang phục được đính những hạt cườm rất cầu kỳ, tỉ mỉ. Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu nên để  hoàn thành một bộ trang phục nữ của người Mông sẽ mất khá nhiều thời gian. Riêng may phần thô, một bộ quần áo đã mất 2 - 3 ngày, còn phần thêu thì tới 2 tuần. Bộ nào cầu kỳ thì mất tới cả tháng trời. Chính vì lẽ đó, giá của một bộ trang phục của phụ nữ đồng bào Mông cũng không hề nhỏ. Có những bộ váy của phụ nữ người Mông có giá hơn 30 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn trên váy áo của người Mông là sự phối màu cũng như đan xen, thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông thật độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác.
Các hoa văn, họa tiết trên trang phục của người Mông thiên về màu sắc. Đó là sự phối kết hợp giữa các màu nóng, tạo cảm giác nổi bật, ấn tượng. Không quá chú trọng đến họa tiết, hoa văn, váy áo của người Mông được chú trọng ở việc phối màu cũng như việc thay đổi chất liệu bằng các mảng trơn (ghép vải), mảng nổi (thêu) hay các chi tiết khiến cho nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Mông độc đáo và khác biệt so với một số các dân tộc khác. Ảnh: Hồ Phương
 Trang phục của người Khơ Mú hiện tại rất giống về kết cấu so với trang phục người Thái. Phụ nữ Khơ Mú mang trên mình một chiếc áo ngắn, bên trong có yếm, lưng thắt vải, váy dài, chân mang xà cạp, đầu đội khăn. Đồ trang sức của người Khơ Mú là các loại vòng tay, vòng tai, vòng cổ... chủ yếu được làm bằng bạc (có thể đeo nhiều vòng).
Trang phục của người Khơ mú hiện tại rất giống về kết cấu so với trang phục người Thái. Phụ nữ Khơ mú mang trên mình một chiếc áo ngắn, bên trong có yếm, lưng thắt vải, váy dài, chân mang xà cạp, đầu đội khăn. Đồ trang sức của người Khơ mú là các loại vòng tay, vòng tai, vòng cổ... chủ yếu được làm bằng bạc (có thể đeo nhiều vòng). Ảnh: Hồ Phương
Váy của phụ nữ Khơ Mú không có những đặc trưng rõ rệt mà có nhiều nét tương đồng với váy của người Lào. Nhìn chung, trang phục của phụ nữ Khơ Mú khá “phức tạp”, nó là sự pha trộn nhiều đặc trưng của các dân tộc khác. Khảo sát bộ nữ phục Khơ Mú, dễ dàng nhận thấy yếu tố “tiếp thu” vượt trội, thậm chí là áp đảo các tiêu chí “cách tân, đổi mới”.
Váy của phụ nữ Khơ mú không có những đặc trưng rõ rệt mà có nhiều nét tương đồng với váy của người Lào. Nhìn chung, trang phục của phụ nữ Khơ mú khá “phức tạp”, là sự pha trộn nhiều đặc trưng của các dân tộc khác. Khảo sát bộ trang phục nữ Khơ mú, dễ dàng nhận thấy yếu tố “tiếp thu” vượt trội, thậm chí là quá cách tân. Ảnh: Hồ Phương
Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của đồng bào Thổ tương đối giản đơn, có nhiều nét vay mượn song cũng không khó để nhận biết ở một vài khác biệt ... Người Thổ ở Nghệ An cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa đều bị
Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của phụ nữ người Thổ tương đối giản đơn, có nhiều nét vay mượn song cũng không khó để nhận biết ở một vài khác biệt ... Người Thổ ở Nghệ An cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa đều bị "Thái hóa". Ảnh: Hồ Phương
Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái -Thanh). Với chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy, khi mặc những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân.
Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái - Thanh). Với chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy, khi mặc những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân. Ảnh: Hồ Phương
Bấy lâu nay, trang phục của người Ơ đu sử dụng gần với trang phục người Thái và bị ảnh hưởng của văn hóa Thái. Váy, thắt lưng và khăn quấn đầu của người Ơ đu đều được dệt bằng sợi tơ tằm. Tuy nhiên, nếu như chân váy của người phụ nữ Thái thường được thêu với nhiều loại hoa văn phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ thì chân váy của người phụ nữ Ơ đu thường thêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn với so với chân váy người phụ nữ Thái.
Bấy lâu nay, trang phục của phụ nữ người Ơ đu sử dụng gần với trang phục người Thái và bị ảnh hưởng của văn hóa Thái. Váy, thắt lưng và khăn quấn đầu của người Ơ đu đều được dệt bằng sợi tơ tằm. Tuy nhiên, nếu như chân váy của người phụ nữ Thái thường được thêu với nhiều loại hoa văn, phần lớn là các hình mô phỏng về thiên nhiên như hoa lá, động vật, mặt trời, các hình khối với nhiều màu sắc sặc sỡ thì chân váy của người phụ nữ Ơ đu thường thêu các hình khối zíc zắc và nhỏ bản hơn với so với chân váy người phụ nữ Thái. Ảnh: Hồ Phương
Thân váy và áo của người phụ nữ Ơ đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ đu có tay phải dài, không có áo tay ngắn. Tuy nhiên, chiều dài của áo thì chỉ quá ngực, vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn. Được biết hiện nay giá bán mỗi bộ trang phục đầy đủ gồm có: váy, áo, dây thắt lưng, khăn quấn đầu có giá bán từ 700 ngàn – 1.000.000 đồng
Thân váy và áo của người phụ nữ Ơ đu thường là màu đen. Áo của phụ nữ Ơ đu có tay phải dài, không có áo tay ngắn. Tuy nhiên, chiều dài của áo thì chỉ quá ngực, vừa chạm đến phần eo. Áo không khuy, không cúc, mà dùng 4 sợi dây buộc chéo; thắt lưng và khăn quấn đầu không thêu hoa văn. Được biết hiện nay giá bán mỗi bộ trang phục đầy đủ gồm có: váy, áo, dây thắt lưng, khăn quấn đầu có giá bán từ 700.000 - 1.000.000 đồng. Ảnh: Hồ Phương
Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa lâu dài giữa các nên văn hóa, cùng sự cách tân hiện đại của những bộ trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc khiến cho trang phục truyền thống của họ cũng đa dạng và biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, điểm sâu xa của trang phục truyền thống của các đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi chính là bản sắc, là đặc trưng mà chính những người con của họ vẫn đang gìn giữ cho đến ngày nay. Ảnh: Hồ Phương
Tuy nhiên, trong quá trình giao thoa lâu dài giữa các nền văn hóa, cùng sự cách tân hiện đại khiến cho trang phục truyền thống của họ cũng đa dạng và biến đổi ít nhiều. Tuy nhiên, điểm đặc trưng của trang phục truyền thống miền núi chính là bản sắc mà đồng bào đang cố gìn giữ. Ảnh: Hồ Phương

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.