Trang trọng lễ kỷ niệm 719 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cứ vào dịp 20/8 âm lịch hàng năm, người dân thành phố Vinh lại tụ hội tại di tích Đền thờ Trần Hưng Đạo (phường Đội Cung, TP Vinh) để tham dự lễ giỗ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Lễ kỷ niệm 719 năm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn được UBND thành phố Vinh  tổ chức vào ngày 18/9 tức 20/8 âm lịch.
Dự lễ có đồng chí Phan Đức Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Vinh; Đậu Vĩnh Thịnh - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh, đại diện HĐND, UBND, UBMTTQ, các ban, ngành, đoàn thể thành phố cùng đông đảo nhân dân.
Đông đảo người dân trong vùng
Các đại biểu và đông đảo người dân về dự lễ.
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (quê ở làng Tức Mặc, Nam Định) là vị anh hùng dân tộc được nhân dân tôn sùng; nhà văn hóa lớn trong lịch sử Việt Nam; đại danh tướng thời Trần, được phong Quốc công tiết chế, Đại Vương.
Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên - Mông xâm lược để giữ vững nền độc lập dân tộc. Cả cuộc đời ông đã cống hiến cho nền nghệ thuật quân sự nước nhà với những áng thiên cổ hùng văn “Vạn Kiếp bí tông truyền thư”, “Hịch tướng sỹ"... còn lưu truyền đến ngày nay.
Với những công lao to lớn, sau khi qua đời, ông được Triều đình nhà Trần phong thụy hiệu là Thái sư thượng phụ Quốc công Đức Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và được nhân dân tôn vinh là Đức Thánh Trần, lập đền thờ khắp mọi miền đất nước.
Người dân dâng hương
Người dân thành kính dâng nén hương thơm tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương.
Tại thành phố Vinh, đền thờ Trần Hưng Đạo được lập tại 99 đường Trần Hưng Đạo, phường Đội Cung. Cùng với người dân cả nước, Lễ tưởng niệm 719 năm ngày mất của Ngài được người dân TP. Vinh tổ chức trang trọng với phần lễ gồm: lễ dâng hoa tiến cỗ, lễ đại tế, đọc yết cáo, lễ dâng hương. 
Đây là hoạt động văn hóa tâm linh hướng về cội nguồn giúp nhân dân hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đồng thời có ý nghĩa giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở các thế hệ hôm nay coi trọng, biết ơn, tri ân các bậc anh hùng dân tộc đã xả thân vì đất nước.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.