Tranh cãi 'đừng chết ở Fansipan'(!?)

Ngày 9/6, nhiều người bàng hoàng khi hay tin đã tìm thấy thi thể của “phượt thủ” người Anh Aiden Webb ở Fansipan.

Ngay sau đó, rất nhiều người đã gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình anh. Bên cạnh đó cũng đưa ra những bài học mang tính cảnh báo đối với dân phượt.
Trang facebook cá nhân của Phùng Mỹ Trung được mọi người gọi là nhà sinh vật học có chia sẻ bài viết “Kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã” từ câu chuyện thương tâm của Aiden Webb.
Dòng status về kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã gây tranh cãi.
Dòng status về kỹ năng sinh tồn nơi hoang dã gây tranh cãi.
Vị này đã đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để minh chứng cho quan điểm mình đưa ra khi đi phượt và gặp nạn không tuân thủ các nguyên tắc.
Thế nhưng, ngay sau khi chia sẻ, quan điểm của người này cũng đã vấp phải những ý kiến tranh luận gay gắt
Nickname Cuong Buxu phản bác lại bài viết: “Đầu tiên, tôi cảm ơn những kinh nghiệm anh đã chia sẻ và những gì tôi học được từ anh ở post rất nhiều người share này. Tôi chưa có cơ hội để nghiên cứu Aiden là ai trong giới climbing, chỉ biết những nhà leo núi không chỉ ở VN rất nóng ruột khi biết tin Aiden mất tích và hầu như những nhà climbing đó không mong đợi một sự mượn người khác để nói chuyện mình, nhất là người đã mất như này.
Anh không ở trong hoàn cảnh của Aiden, xin đừng ngồi suy diễn tự kết luận.
Anh có thể là một người tài năng về sinh tồn nhưng có lẽ anh chưa từng bị vỡ gối, chưa từng bị gãy vỡ đốt sống.
Cuối cùng, bằng tất cả những gì tôn trọng nhất dành cho một climber nằm lại trên con đường trekking ở VN, xin anh hãy chỉ dừng lại ở những gì anh biết về Aiden - một thanh niên đi du lịch, tử nạn...
Tôi mong đợi được đọc và học hỏi những kinh nghiệm sống từ anh ở những post mới mà cộng đồng share”.
Nguyên văn bài chia sẻ của Phùng Mỹ Trung gây bão mạng:
“Tôi chắc chắn rằng có đến 95% người Việt Nam, đặc biệt là những bạn trẻ không thể có kỹ năng và được dạy kỹ năng sống, thoát hiểm bài bản như anh chàng người Ăng lê Aiden Shaw Webb. Đây là một trong những kỹ năng hết sức cơ bản mà bất cứ một phượt thủ nước ngoài nào đi phượt cũng đều được học một cách cẩn thận kỹ càng. Nhưng tại sao bạn ấy vẫn lìa đời một cách đáng tiếc và các phượt thủ người Việt Nam hầu hết không được học căn bản thì phải làm gì?
(Ảnh fb: Phùng Mỹ Trung).
(Ảnh fb: Phùng Mỹ Trung).
Bài viết này hoàn toàn chia sẻ của một phượt thủ dày dạn kinh nghiệm, một người có hơn 24 năm làm công tác nghiên cứu Đa dạng sinh học ở khắp các cánh rừng Việt Nam từ Bắc đến Nam và rất nhiều lần bị lạc rừng, rắn độc cắn, đói đến mức phải xơi những món mà tôi chỉ nghe đến đã ói ra bàn.
Tại sao Aiden Shaw Webb chết ở Fansipan? Theo kinh nghiệm của tôi, bạn Aiden Shaw Webb tự tìm đến cái chết vì bạn ấy quá chủ quan và khinh thường những nguyên tắc cơ bản phượt nơi hoang dã. Bạn ấy đã không quí trọng mạng sống của mình do tự tin thái quá khi một mình phượt vào một khu vực rừng núi được xem như khó khăn và hiểm trở nhất Việt Nam. Lỗi hoàn toàn thuộc về bạn ấy và hậu quả bạn ấy phải nhận là mạng sống quí báu của mình. (Trong khuôn khổ bài này tôi chỉ viết về kinh nghiệm sống sót ở dãy núi Fansipan).
1. Liều mạng đi một mình với các thiết bị trên tay chỉ là một chiếc smart phone mà bạn ấy không hiểu rằng chiếc smart phone của bạn ấy chỉ là stupid phone khi vào những hẻm núi hoàn toàn không có sóng 3G ở Fansipan để thông báo cho bạn gái. Nếu bạn ấy có một thiết bị GPS loại tốt rất có thể bạn ấy đã thoát khỏi cái chết oan nghiệt. Tại sao tôi lại chọn GPS mà không chọn La bàn hay thiết bị khác vì chiếc kim La bàn sẽ chạy loạn lên nếu trong khu vực bạn đang dùng có mỏ sắt hay mỏ kim loại nặng còn GPS dù bị cản bởi cây cối hay mây thì vẫn có những lỗ hổng hoặc mây tan để tìm ra tọa độ mình đang đứng.
2. Aiden Shaw Webb quá tự tin vào khả năng của mình khi không thuê một người dân bản địa hoặc đi cùng với một nhóm bạn. Nhóm bạn sẽ có thể cứu được anh ấy khi bị té gãy chân, tay, chảy máu, đập đầu vào đá khi đi qua các con suối ở vùng núi này nước rất lạnh và đầy rêu. Loài rắn độc nhiều nhất ở Fansipan là loài Rắn lục Jerdon Protobothrops jerdonii, Lục đầu trắng Azemiops feae và Lục núi Ovophis monticol, Lục cườm Protobothrops mucrosquamatus. Những loài này rất hay ăn đêm, nhưng cũng có bạn ăn cả ngày. Chuyên gia nghiên cứu về rắn như tôi khi gặp bọn này cũng 2 tay hai gậy mà vẫn còn hồi hộp và chỉ một phát thì đến Bò rừng cũng đổ chứ bạn Aiden Shaw Webb chẳng bõ bèn gì.
3. Aiden Shaw Webb leo núi gần như không có bất cứ một thiết bị gì cứu hộ, không lều, võng, không đồ ăn, áo ấm đủ để mặc khi gặp sự cố. Mùa này những cơn mưa thất thường ở Fansipan sẽ khiến bạn bị thấm lạnh rất nhanh và mất nhiệt dẫn đến cái chết nhanh. Bởi những lúc lâm vào hoàn cảnh như thế tay, chân, người bạn lẩy bẩy đến nỗi không còn có khả năng bật nổi chiếc hộp quẹt để hút thuốc, chứ chưa nói đến nhóm lửa (nếu có người bạn đi cùng thì chuyện đó sẽ dễ dàng hơn, nhất là người bản địa) Tôi cũng không hiểu sao Aiden Shaw Webb không đốt lửa? Rất có thể anh ấy không mang theo hộp quẹt.
Nhưng dù có mang theo với độ ẩm lớn ở Fansipan mà để có một bếp lửa thì chỉ có cây tươi mới giúp bạn nhóm lửa nhanh nhất. Còn những khúc củi khô thì còn lâu mới giúp bạn có một bếp lửa bập bùng kinh nghiệm này các bạn phải ghi nhớ nằm lòng. Vì sao ư ở một nơi độ ẩm cao như thế các cây khô mục đều ngậm nước rất khó bắt lửa. Trong khi cây tươi chẻ nhỏ có tinh dầu sẽ cháy rất nhanh.
4. 99% Aiden Shaw Webb chết là do bị tại nạn, thiếu bình tĩnh và hốt hoảng khiến anh ấy không có cơ hội sống. Khi bị lạc đường cách tốt nhất là bình tĩnh, bình tĩnh và bình tĩnh (nhưng đấy là những người có kinh nghiệm chứ lần đầu thì không hoảng mới lạ). Nếu đi cùng đoàn bạn hãy đứng ngay ở nơi mà bạn cảm thấy bị lạc. Nhất là ban đêm bị lạc thì lại càng phải đứng ngay chỗ cảm thấy bị lạc (tắt đèn, giảm bớt ánh sáng để tiết kiệm pin, đốt lửa sưởi ấm và tránh thú dữ rắn rít, báo hiệu …).
Người trong đoàn sẽ quay lại cứu bạn. Bạn sẽ chết khi hốt hoảng hoặc cố gắng tìm cách kiếm đường về, vì càng đi bạn càng mất phương hướng và lạc rất sâu khiến cho đoàn không biết bạn đi đâu mà tìm… Còn đi một mình bị lạc cách tốt nhất hãy đứng lại, bình tĩnh đốt lửa, nấu đồ ăn, kiếm thức ăn và nghỉ ngơi để quên đi rằng mình đang bị lạc. Những hoạt động này sẽ khiến cho đầu óc bạn minh mẫn hơn để vượt khó. Chính lúc này các dụng cụ, thiết bị mà bạn chuẩn bị kỹ lưỡng cho chuyến hành trình leo núi mới phát huy tác dụng và giá trị nhất để cứu bạn.
5. Bạn sẽ làm gì khi bị lạc đường ở vùng núi Fasipan? Lời khuyên tốt nhất của tôi là bạn không nên ở dưới các thung lũng sâu (mặc dù nơi đó có nước, nhưng cũng là nơi nhiệt độ rất thấp về ban đêm và các loài rắn độc, thú dữ cũng thường thích kiếm ăn và trú ngụ ở những nơi vực sâu rậm rạp…).
Bạn cũng không nên dựng lều hay ngủ dưới một gốc cây lớn vì mưa to gió lớn sẽ làm những cành cây mục gãy đổ vô tình lấy đi mạng sống của bạn cũng như sét đánh. Bạn nên kiếm cho mình một trảng trống, hay leo lên một đỉnh cao nào đó để định hướng và phát tín hiệu bằng cách chặt các cây gỗ tươi, chẻ nhỏ, đốt một đống lửa để làm hiệu. Để có khói nhiều sau khi lửa cháy hay kiếm những cành lá tươi cho vào đống đốt, khói sẽ lên dày đặc và khó tan hơn khói của ngọn lửa để đội cứu hộ có thể nhìn thấy khỏi mà định hướng cứu bạn. Biết đâu trong lúc leo lên một đỉnh núi nào đó bạn chẳng có cơ hội gặp một con đường mòn …
6. Nếu bạn đủ nghị lực và sức mạnh để cứu sống bản thân cách tốt nhất trở về nhà trong khu vực vùng núi Fansipan mà không tin vào những con đường mòn hay không kiếm ra những con đường mòn. Hay đi dọc theo các con suối nhỏ để tìm ra những con suối lớn và cứ thế đi xuống chắc chắn bạn sẽ tìm ra đường về (nhớ không áp dụng kiểu này với các con suối ở rừng miền Đông Nam bộ nhé). Trong lúc vượt suối, nếu đi trên bờ thì đôi giày sẽ hữu ích. Nhưng lội trên các tảng đá trơn trượt thì chiếc tất (vớ chân) sẽ giá trị hơn đôi giày rất nhiều.
7. Tôi thường dạy lũ trẻ ở thành phố mỗi khi chúng tham gia vào các chuyến đi rừng cùng cha mẹ cách vượt qua sợ hãi, cách thoát hiểm khi lạc rừng ban đêm và cách nhóm lửa để sưởi ấm cùng một số kỹ năng cơ bản nếu bạn cho các cháu tham gia chương trình của chúng tôi hằng năm vào mỗi dịp hè. Nhưng có 2 thứ mà bạn đi rừng đừng bao giờ quên không mang theo (nhất quyết không được quên) đó là một con Dao thật tốt và một chiếc Hộp quẹt còn mới. Hai vật bất ly thân này sẽ cứu bạn trong mọi hoàn cảnh khó khăn nhất mà bạn phải vượt qua.
Còn rất nhiều kinh nghiệm ở nhiều nơi khác nhau nữa tôi sẽ biên hầu các fuckbookers trong những bài tới. Hy vọng với chút kinh nghiệm của mình (hoàn toàn không lý thuyết) sẽ hữu ích cho bạn, cũng như con cái các bạn trong những hoàn cảnh tưởng chừng như mạng sống của bạn ngàn cân treo sợi tóc và đừng để những điều đáng tiếc xảy ra với bạn như anh chàng người Anh - Aiden Shaw Webb”./.
Theo Người đưa tin

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.