Tranh cãi về vấn đề phát triển xe điện của Toyota
Trong tuyên bố mới đây, ông Akio Toyoda cho biết, sẽ rời vị trí CEO Tập đoàn Toyota để đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị từ ngày 1/4.
Ông Akio Toyoda sẽ được nhớ đến sau 14 năm điều hành nhà máy sản xuất ôtô lớn hàng đầu thế giới. Ông là cháu trai của người sáng lập công ty, đồng thời là chắt của nhà phát minh Sakichi Toyoda - người được coi là cha đẻ của cuộc cách mạng công nghiệp Nhật Bản.
Toyota sắp có CEO mới. |
Ông Akio Toyoda cũng là một trong những người thực sự có đam mê với xăng, dầu cuối cùng của lĩnh vực ôtô. Tuy nhiên, có lẽ ông được biết đến nhiều nhất với tư cách là một nhà phê bình thẳng thắn về cuộc cách mạng xe điện.
Gần đây, ông tuyên bố mình là một phần của “đa số im lặng” trong ngành công nghiệp ôtô khi hoài nghi rằng, liệu xe điện có phải là con đường duy nhất để phát triển hay không?
Vấn đề nằm ở chỗ, việc ông Toyoda liên tục nói ra những suy nghĩ của mình có thể đã khiến ông phải chiến đấu trong một trận chiến.
Đó chắc chắn là quan điểm của những người trong chính hãng xe Nhật Bản. Sự rời bỏ vị trí CEO của ông Toyoda diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều câu hỏi về chiến lược của nhà sản xuất ôtô gần 90 năm tuổi đối với xe điện.
Trong khi nhiều đối thủ lớn của Toyota đã chấp nhận điện khí hóa, đầu tư hàng chục tỷ USD vào pin và các công nghệ xanh khác, thì Toyoda vẫn giữ lập trường của mình. Ông khước từ việc phát triển một loạt các mẫu xe điện thuần túy có thể cạnh tranh với Tesla, Ford, Volkswagen và Nissan, và thậm chí kể cả một số hãng xe mới nổi từ Trung Quốc.
Toyota hiện chỉ có một mẫu xe điện thuần túy trên thị trường là bZ4X. Mẫu xe này đã bị thất bại thảm hại khi ra mắt vào năm ngoái, rồi bị triệu hồi vì vấn đề kỹ thuật phần bánh xe.
Toyota bZ4X là mẫu xe điện đầu tiên của hãng xe Nhật, nhưng bị triệu hồi do lo ngại bánh xe có thể bị rơi ra. |
Đóng góp chính của Toyoda là thúc đẩy Toyota đi theo một con đường khác, hướng tới những chiếc xe hybrid kết hợp giữa pin và động cơ xăng và những chiếc xe điện sử dụng pin nhiên liệu chạy bằng hydro.
Toyoda lập luận rằng, đó thực sự là một cách tiếp cận năng lượng sạch tốt hơn, vì việc sử dụng hàng loạt ôtô điện sẽ làm tăng ô nhiễm chứ không giảm bớt. Vị CEO sinh năm 1956 tuyên bố tại một cuộc họp báo vào năm 2020: “Chúng ta càng chế tạo nhiều xe điện thì lượng khí carbon dioxide càng tăng cao".
Ban đầu, lập luận này dường như dựa trên thực tế là lưới điện của Nhật Bản chủ yếu được cung cấp năng lượng bằng khí đốt và than đá trong thập kỷ qua, nguyên do bởi hơn 80% nhà máy hạt nhân của nước này phải ngừng hoạt động sau thảm họa Fukushima năm 2011. Trong khi đó, các quốc gia khác lại có tỷ lệ điện năng lớn hơn nhiều từ các nguồn tái tạo.
“Vì niềm đam mê mãnh liệt với ôtô, tôi là một người cổ hủ về số hóa, xe điện và ôtô kết nối. Tôi không thể vượt ra khỏi vai trò của một người lái xe hơi và đó là giới hạn của tôi. Nhìn lại, 13 năm qua là khoảng thời gian vật lộn để tồn tại ngày này qua ngày khác và đó là cảm giác chân thật của tôi” – hậu duệ nhà Toyoda nói.
Sự phản kháng của Toyoda đã khiến gã khổng lồ ôtô phải đối mặt với một số vấn đề.
Đầu tiên là rủi ro danh tiếng. Một nhóm cổ đông đã tác động rất mạnh mẽ đến công ty vì cái được gọi là “vận động hành lang về khí hậu tiêu cực”.
Thứ hai là lý do thương mại cứng rắn. Dù xe điện vẫn có rất nhiều thiếu sót ở giai đoạn hiện tại, nhưng hướng đi của lĩnh vực này vẫn khá rõ ràng.
Một số nhà phân tích thậm chí còn đặt câu hỏi liệu vị thế nhà sản xuất ôtô vào bậc lớn nhất thế giới trong gần một thập kỷ rưỡi qua của Toyota có đang bị đe dọa hay không. Nhưng cuối cùng, xe điện sẽ chiếm ưu thế khi lệnh cấm của chính phủ đối với xe máy xăng và xe máy dầu cũng như các chính sách như khu vực ULEZ có hiệu lực, đánh thuế cao những phương tiện chạy bằng động cơ đốt trong.
Akio Toyoda gần đây đã nói rằng ông muốn di sản của mình là “Tôi yêu ôtô”. Nhưng với việc Toyota đang đối mặt với một bờ vực nguy hiểm, nhiều khả năng ông sẽ được nhớ đến vì đã quá yêu loại động cơ truyền thống.