(Baonghean.vn) - Ở vùng rẻo cao quanh năm sương mù bao phủ, trẻ em miền núi ít có cơ hội và không gian để tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Giữa đại ngàn niềm vui của các em cũng thật đơn giản. Một trong số đó là trò chơi đi cà kheo vượt dốc. Trò chơi này diễn ra phổ biến trong cộng đồng các dân tộc ở miền Tây xứ Nghệ. Đặc biệt, nó được trẻ em Mông rất yêu thích và chơi nhiều trong dịp Tết. Đây thực sự là nét văn hóa độc đáo trong cộng đồng dân tộc Mông Nghệ An.
|
Những lúc rảnh rỗi, học sinh người Mông ở xã Tam Hợp (Tương Dương) thường rủ nhau chơi cà kheo. |
|
Cà kheo được các em tự làm từ 2 cây nứa có buộc bàn đạp chân chắc chắn. |
|
Để bước đi được bằng cà kheo đòi hỏi người chơi phải thuần thục các kỹ năng giữ thăng bằng, vận động cơ thể. |
|
Không chỉ đi trên đường bằng phẳng, các em còn thi cà kheo trên những quãng đường dốc, không gian hẹp. Đây thực sự thể hiện lòng can đảm và sự khéo léo. |
|
Tuy nhiên chỉ cần một chút thiếu tập trung "đôi chân dài" sẽ nằm ngoài sự kiểm soát của người chơi. |
|
Niềm vui đơn giản nhưng cũng rất thú vị. |
|
Có những quãng dốc rất cao nhưng với người can đảm không có gì là không thể. |
|
Để bước lên được những đôi cà kheo dài các em phải dựa vào những gò đất cao. |
|
Thi đi cà kheo còn được các em học sinh người Mông ở xã Mường Lống (Kỳ Sơn) chơi trong không gian trường học. |
|
Không chỉ có các em học sinh nam thể hiện lòng can đảm, các em nữ cũng muốn thể hiện tài năng. |
|
Đã trở thành nét văn hoá truyền thống, mỗi dịp Tết đến, Xuân về các em lại tự tổ chức đi cà kheo và tìm không gian vui chơi cho riêng mình giữa đại ngàn thâm sâu. |
Đào Thọ - Hữu Vi