Trẻ học tiếng Anh không đúng cách dễ bị “loạn ngữ”?

Theo Mỹ Hà (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung không đúng cách sẽ khiến trẻ nhiễu tri thức, nhiễu thông tin, dễ “loạn ngữ”. Một số chuyên gia cho rằng, để ngoại ngữ trở thành ngôn ngữ thứ hai, người học cần môi trường, sách vở hoặc máy móc nhưng khi trẻ dưới 2 tuổi, không nên cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với công nghệ. 

Dưới 2 tuổi: Không nên tiếp xúc nhiều với công nghệ

PGS -TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, nếu có nguyện vọng con học ngoại ngữ tốt, đừng vội vã cho trẻ tiếp cận sớm. Tốt nhất để trẻ lớn lên hồn nhiên, hoàn thiện tiếng Việt cơ bản nhất, sau khi hoàn thiện được kỹ năng mới tiếp xúc với ngoại ngữ một cách bài bản, chắc chắn đem lại hiệu quả.

Cũng theo PGS Tình, quan điểm của ông, trẻ nên có khái niệm và nền tảng cơ bản với tiếng mẹ đẻ, sau đó học ngoại ngữ từ mẫu giáo hoặc tốt nhất là từ 5-6 tuổi trở lên.

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet 

“Ép trẻ học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung không đúng cách sẽ bị nhiễu tri thức, nhiễu thông tin. Khi chưa tiếp cận hệ thống tiếng mẹ đẻ cơ bản, trẻ khó tiếp cận một ngôn ngữ khác. Một khi trẻ định hình tiếng mẹ đẻ mới tiếp cận được một ngôn ngữ nào đó tiếp theo”, ông Tình cho biết.

Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lâm - nguyên giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội lại cho rằng, để học sinh giao tiếp tiếng Anh tốt như ngôn ngữ mẹ đẻ thứ 2 (ESL - English as a Second Language), trẻ con phải tiếp xúc và giao tiếp với ngôn ngữ tiếng Anh ngay từ khi mới sinh ra.

“Tiếng Anh không thể học tốt khi tiếng Việt đã quá vững như độ tuổi khoảng từ lớp 5, lớp 6 trở lên”, Th.S Lâm nói.

Thừa nhận cho trẻ em học tiếng Anh càng sớm càng tốt, thậm chí có thể ngay từ trong bụng mẹ, tuy nhiên theo bà Phạm Thị Cúc Hà, Thạc sỹ Giáo dục Úc, người có nhiều năm kinh nghiệm trong giáo dục và đào tạo Tiếng Anh cho trẻ từ các độ tuổi cho hay, để tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai, quan trọng cần phương pháp sao cho phù hợp với từng độ tuổi.

Theo Th.S Cúc Hà, chẳng hạn giai đoạn từ 0- 1 tuổi, cần cho trẻ làm quen với môi trường ngôn ngữ bằng bài hát và trò chơi cho trẻ học từ vựng trong môi trường xung quanh.

Từ 1-2 tuổi, cũng làm quen tự nhiên trong môi trường bài hát, trò chơi nhưng lúc này trẻ xây dựng vốn từ vựng dần dần và bắt đầu nói hai từ với nhau hoặc các cấu trúc đơn giản. Từ 2-3 tuổi, trẻ làm quen với từ vựng qua chủ đề, học ngoại ngữ như ngôn ngữ mẹ đẻ.

Từ 3-4 tuổi: Nên cho trẻ mở rộng vốn từ vựng, cấu trúc câu đơn giản qua các chủ đề.

Và từ 4-5 tuổi: Trẻ có thể sử dụng các cấu trúc câu để thể hiện ý tưởng.

Từ 5-6 tuổi: Giai đoạn này, trẻ đã có nền tảng ngôn ngữ toàn diện và tập trung vào kĩ năng đọc - viết để diễn đạt ngôn ngữ…

Trẻ học tiếng Anh không đúng cách dễ bị “loạn ngữ”? ảnh 2
“Điều cốt lõi để học sinh giao tiếp tiếng Anh tốt như ngôn ngữ mẹ đẻ thứ hai là môi trường. Trẻ em có thể giao tiếp giữa người với người, với ti vi, sách báo và các ứng dụng công nghệ...

Tuy nhiên, khi trẻ dưới 2 tuổi thì không nên cho trẻ sử dụng bất cứ công nghệ nào mà nên cho các con nghe nhạc. Nếu quá lạm dụng các thiết bị điện tử, trẻ sẽ bị hạn chế sự phát triển ngôn ngữ”, bà Cúc Hà chia sẻ.

“Không nên tập trung mỗi từ vựng và cấu trúc”

Để trẻ không bị “loạn ngữ”, theo Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, trẻ em phải có môi trường tiếng Anh chuẩn tắc ngay từ khi mới sinh ra.

“Khi đã nghe quen phát âm chuẩn tiếng Anh, cho trẻ tiếp xúc mở rộng sang các giọng vùng miền như Anh Ấn, Anh Singapore, Anh Philippine, Anh Mỹ, Anh Úc… trẻ sẽ càng dễ nhận ra sự chênh về màu sắc giọng nói và sẽ có khả năng hiểu được hầu hết các cách nói tiếng Anh từ các nơi khác nhau trên thế giới.

Dấu hiệu nhận biết trẻ “loạn ngữ”

Có nhiều cách kiểm chứng. Trước hết phải kiểm tra 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, mới có chỉ số đánh giá đầy đủ.

Thứ hai, có thể cho trẻ vào tình huống cụ thể, đặt câu hỏi để trẻ trả lời xem phản xạ đúng không, có lệch lạc không trong phản ứng và giao tiếp.

(PGS -TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam).

Nếu chỉ đơn giản học tiếng Anh ở trường hay một trung tâm nào đó mà đòi hỏi sau này hiểu hết tất cả các lối nói tiếng Anh từ khắp nơi trên thế giới thì không thể, bởi ở môi trường nhà trường và hầu hết các trung tâm, trẻ không có cơ hội giao tiếp với đa dạng các lối nói đó để có thể thích nghi và kinh nghiệm”, Th.s Lâm nói.

Cũng theo thầy Lâm, khi các giáo viên chỉ dạy một phần tiếng Anh trên lớp còn xen lẫn vẫn dùng tiếng Việt trong khi dạy thì không thể đạt được về môi trường và phản xạ nói. Chưa nói đến các giáo cụ trực quan dùng giảng dạy tiếng Anh cũng không đồng bộ.

Lý giải thêm với chúng tôi về cách thức để trẻ không bị “loạn ngữ”, trong khi các em học tiếng Anh nhưng môi trường tiếp xúc hoàn toàn người Việt, Thạc sĩ Cúc Hà cho hay, quan trọng cần có hệ thống ngôn ngữ rõ ràng.

“Chẳng hạn, hãy nói với trẻ một câu thoại tiếng Anh hoàn toàn hoặc câu thoại tiếng Việt. Hoặc hết ngữ cảnh nói tiếng Anh xong mới đến tiếng Việt”, bà Hà nói.

Ngoài ra, theo Thạc sĩ Hà, yêu cầu quan trọng nhất đối với giáo viên khi dạy ngoại ngữ là phải có phương pháp phù hợp từng độ tuổi.

Giáo viên không chỉ dạy ngôn ngữ mà phải phát triển cho trẻ toàn diện, đặc biệt chú trọng tư duy phản biện và sáng tạo của học sinh để các em không chỉ tập trung học thuộc từ vựng, cấu trúc mà phải sử dụng ngôn ngữ để thể hiện ý tưởng.

Hiện có rất nhiều giáo trình tốt nhưng tốt nhất, nhưng theo Th.s Hà, nên chọn giáo trình phát triển toàn diện ngôn ngữ và tư duy cho học sinh chứ không chỉ tập trung vào từ vựng và cấu trúc. Trong khi dạy, giáo viên phải phổ cập kiến thức ngôn ngữ kèm với kiến thức khoa học, xã hội để học sinh mở rộng vốn sống và kiến thức xã hội./.

tin mới

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.

Lễ phát động

Ngành Giáo dục phát động thi đua '90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024'

(Baonghean.vn) - Việc tổ chức chương trình nhằm động viên, khích lệ cán bộ, nhà giáo, người lao động cùng học sinh trong toàn ngành thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học, góp phần tạo nên những thành công đối với kết quả tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2024.