Triệu chứng và cách điều trị bệnh máu nhiễm mỡ

Theo Dương Thị Uyên (vietnamnet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Máu nhiễm mỡ là bệnh vô cùng nguy hiểm, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm sao để sớm phát hiện bệnh và có các liệu pháp điều trị bệnh kịp thời?
Triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ

Bệnh máu nhiễm mỡ hầu như chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc một số người khi đã thấy xuất hiện các dấu hiệu lạ một cách thường xuyên thì đi khám mới phát hiện ra mình đã có bệnh.

Ở những người trẻ, các dấu hiệu của bệnh thường khá thầm kín, khó có thể nhận biết được; còn riêng đối với người cao tuổi khi mắc máu nhiễm mỡ sẽ có một vài triệu chứng rõ ràng hơn bởi lúc này sức khỏe của họ không còn được tốt và việc xuất hiện một số biểu hiện sẽ dễ dàng nhận biết hơn, ví dụ như cao huyết áp hoặc đái tháo đường.

Một số triệu chứng của bệnh máu nhiễm mỡ có thể xuất hiện khi mắc bệnh bao gồm: hoa mắt, chóng mặt, đau ngực, đau đầu, nhịp tim nhanh, thở gấp gáp... Nếu bệnh đã ở vào giai đoạn cuối sẽ xuất hiện các dấu hiệu xơ vữa động mạch, đau tim, huyết áp cao...

Khi đã phát hiện những dấu hiệu của bệnh và sớm thực hiện những biện pháp điều trị bệnh bằng cách thay đổi các chế độ ăn uống và tập luyện thể dục thể thao sẽ làm cho tỉ lệ mỡ trong máu giảm đi một đáng kể. Nhưng khi để bệnh trở nên nặng hơn, các chỉ số của mỡ máu đã quá cao thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn và kéo dài hơn rất nhiều.

Cách hỗ trợ điều trị máu nhiễm mỡ

Đối với bệnh máu nhiễm mỡ, cần đi kiểm tra và theo dõi định kì từ 3-6 tháng một lần, hoặc mỗi năm tùy theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Kiểm soát cân nặng hàng tháng nếu đã thấy có dấu hiệu thừa cân thì cần xem xét lại chế độ ăn uống và vận động để làm giảm bớt lượng cân thừa.

Chế độ vận động: Chọn một môn thể thao yêu thích và phù hợp với sức khỏe của bạn và tập luyện thường xuyên.

Nên duy trì chế độ tập luyện đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thời gian tập luyện có thể tăng dần theo tùy theo khả năng của bạn.

Bạn có thể phải cần dùng thêm thuốc nếu đã áp dụng những phương pháp ăn uống, tập luyện… mà lượng mỡ trong máu vẫn còn cao.

Ngoài ra, luôn giữ lượng mỡ trong máu ở mức độ tối ưu nhất nếu bạn đang mắc những bệnh như đái tháo đường, suy thận mãn tính, thiếu máu cơ tim... đi kèm theo.

Thời gian sử dụng thuốc đối với người bị bệnh máu mỡ tùy thuộc vào bạn việc có đang mắc thêm căn bệnh nào khác không hoặc các chỉ số của bạn đang là bao nhiêu, liệu trình thông thường sẽ từ 4-8 tuần đối với người mỡ máu cao và không mắc thêm bệnh nào khác, hoặc là 3-6 tháng hay từ 6 tháng đến 1 năm đối với người mắc cùng lúc nhiều bệnh khác nhau.

Loại bỏ các thói quen xấu hàng ngày làm bệnh mỡ máu cao trầm trọng như hút thuốc lá, uống bia, rượu, các chất có chứa nồng độ cồn cao bởi những khi sử dụng chúng sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu.

Quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ chính là điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lí và đảm bảo nhất, tránh tình trạng ăn quá nhiều chất béo bão hòa, sẽ khiến tình trạng bệnh thêm tồi tệ hơn.

tin mới

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp nên làm gì?

Tụt huyết áp là gì, nên làm gì khi bị tụt huyết áp. Biểu hiện tụt huyết áp, nguyên nhân và cách hạn chế. Hạ huyết áp, tụt huyết áp tư thế đứng là gì?