Triều Tiên bị nghi mở rộng căn cứ có thể phóng tên lửa tới Mỹ

Theo Ánh Ngọc (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Hai căn cứ tên lửa tầm xa có dấu hiệu được Triều Tiên cải tạo và vận hành ngay cả sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Triều Tiên bị nghi mở rộng căn cứ có thể phóng tên lửa tới Mỹ ảnh 1

Vị trí căn cứ Yeongjeo-dong và Hoejung-ri. Ảnh: CNN.

"Các ảnh vệ tinh cho thấy căn cứ tên lửa Yeongjeo-dong vẫn hoạt động. Hơn nữa, Triều Tiên năm ngoái đã mở rộng đáng kể một cơ sở gần đó, dường như là một căn cứ tên lửa khác", Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury tại Monterey, bang California, Mỹ cho biết dựa trên các ảnh vệ tinh mà CNN công bố hôm qua.

Viện Middlebury nói thêm rằng vẫn chưa rõ cơ sở gần đó, có tên Hoejung-ri, là một căn cứ riêng biệt hay phần mở rộng của Yeongjeo-dong, đồng thời nhấn mạnh việc xây dựng cơ sở ngầm vô cùng lớn này vẫn tiếp diễn tới tháng 8, hai tháng sau khi Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở Singapore.

"Dù Kim Jong-un bày tỏ mong muốn phi hạt nhân hóa, Triều Tiên vẫn tiếp tục sản xuất và triển khai các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân", Jeffrey Lewis, nhà phân tích tại Viện Middlebury cho biết. Theo Lewis và đồng nghiệp David Schmerler, Hoejung-ri có thể là nơi tiếp nhận các tên lửa tầm xa mới nhất của Triều Tiên, bao gồm những mẫu gắn đầu đạn hạt nhân có tầm bắn vươn tới căn cứ quân sự và lục địa Mỹ.

Việc đóng cửa các cơ sở thử nghiệm tên lửa khiến Triều Tiên khó phát triển những loại đầu đạn mới, nhưng động thái này hầu như không ảnh hưởng tới việc tiếp tục sản xuất và triển khai hàng loạt tên lửa hạt nhân hiện có, điều mà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố thực hiện hồi tháng 1.

"Bất cứ thỏa thuận phi hạt nhân hóa nào cũng đòi hỏi Triều Tiên phải cho phép các thanh sát viên quốc tế xác định các cơ sở không còn chứa vũ khí hạt nhân. Chính quyền Trump đã cam kết rằng việc được quyền tiếp cận các căn cứ quân sự Triều Tiên sẽ là một phần của bất cứ thỏa thuận nào", Viện Middlebury cho biết.

"Chúng tôi theo dõi Triều Tiên rất sát sao. Chúng tôi sẽ tiếp tục ủng hộ tiến trình ngoại giao và không bàn luận về những vấn đề tình báo", phát ngôn viên Lầu Năm Góc Chris Logan trả lời câu hỏi về thông tin do Viện Middlebury đưa ra, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton hôm 4/12 cho biết, Triều Tiên tới nay vẫn "chưa đáp ứng các cam kết" đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 ở Singapore. "Tôi nghĩ đó là lý do Tổng thống Trump cho rằng một hội nghị thượng đỉnh khác có khả năng đạt hiệu quả", Bolton nói, tiết lộ thêm rằng Trump - Kim có thể gặp vào tháng 1 hoặc tháng 2.

Tổng thống Donald Trump nhiều lần hoan nghênh việc Triều Tiên không thử tên lửa trong những tháng gần đây, nói rằng đó là dấu hiệu của sự tiến bộ trong quan hệ ngoại giao hai nước. Ông cũng cho biết, việc Kim Jong-un đề nghị tháo dỡ một số cơ sở thử nghiệm vũ khí thể hiện sự nghiêm túc của lãnh đạo Triều Tiên đối với mục tiêu phi hạt nhân hóa.

Tuy nhiên, trên thực tế, thỏa thuận "hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên" mà Washington và Bình Nhưỡng đạt được tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore khá mơ hồ và Triều Tiên chưa thực hiện bước tiến đáng kể nào. Nước này được cho là sẽ không dễ dàng từ bỏ chiến lược hạt nhân của mình vì lời hứa đem lại lợi ích kinh tế mà Mỹ đưa ra.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.