Triều Tiên nỗ lực né tránh lá chắn phòng thủ của đồng minh Hàn - Mỹ

Lan Hạ ( Theo Yonhap)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Ngày 6/1, giới phân tích nhận định, vụ phóng mới nhất của Triều Tiên mà nước này tuyên bố là tên lửa siêu thanh cho thấy những nỗ lực bền bỉ của Bình Nhưỡng trong việc né tránh lá chắn phòng thủ tên lửa mà đồng minh Hàn Quốc và Mỹ đang phát triển.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, nước này ngày 5/1 đã bắn thử thành công tên lửa, động thái đánh dấu sự phô trương lực lượng lần đầu tiên trong năm nay. Hồi tháng 9 năm ngoái, lần đầu tiên Triều Tiên công bố vụ thử vũ khí hiện đại tương tự. 

Giới phân tích đánh giá, sẽ mất nhiều thời gian hơn để Triều Tiên có thể làm chủ các công nghệ tên lửa siêu thanh, bao gồm khả năng kiểm soát đường không và khả năng chống nhiệt. Tuy nhiên, vụ thử mới nhất dường như có ý nghĩa an ninh vượt xa Bán đảo Triều Tiên, xét tới tầm xa của tên lửa được ghi nhận là 700 km.

Giáo sư Park Won-gon nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Nữ sinh Ewha, nhận định: "Về mặt công nghệ, cần thận trọng khi đánh giá liệu Triều Tiên có thực sự thành công trong việc phát triển tên lửa siêu thanh hay không, trong bối cảnh Mỹ vẫn chưa triển khai đầy đủ loại tên lửa này. Nhưng vấn đề ở đây là tên lửa siêu thanh bay quá nhanh nên khó có thể bị chặn lại bởi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại". 

Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh Yonhap
Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Ảnh Yonhap

Một số chuyên gia đã chỉ ra sự khác biệt giữa hình dạng đầu đạn của hai tên lửa, cho rằng loại tên lửa được thử nghiệm hồi đầu tuần này có thể là một loại hoàn toàn mới hoặc một phiên bản nâng cấp của Hwasong-8. Đầu đạn của tên lửa trước đó trông mỏng và nhọn hơn, trong khi loại mới đây trông giống hình nón tròn hơn.

Giáo sư Nam Chang-hee nghiên cứu chính trị quốc tế tại Đại học Inha (Hàn Quốc), cho biết: "Lực lượng hạt nhân là lĩnh vực quân sự duy nhất mà Triều Tiên có thể dựa vào để nêu bật tính ưu việt vào thời điểm này. Trong khi Hàn Quốc và Mỹ đang tìm cách củng cố năng lực, bao gồm khả năng phòng thủ tên lửa và các phương tiện tấn công phủ đầu, thì Triều Tiên có thể ưu tiên việc gián đoạn hoặc né tránh chúng".

Bình Nhưỡng đang tìm cách phát triển nhiều loại vũ khí đáng gờm khác, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng như các bệ phóng tên lửa khác nhau, trong đó có cả các bệ phóng sử dụng đường sắt. Giáo sư Park từ Đại học Nữ sinh Ewha nhận định: "Thông điệp của Triều Tiên có thể là: “Nếu bạn cứ để như vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển và đa dạng hóa lực lượng hạt nhân của mình. Do đó, hãy thực hiện các bước để thuyết phục chúng tôi và tham gia vào các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí".

Hiện vẫn có những đồn đoán rằng Triều Tiên có thể muốn các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí để đồng thời cắt giảm kho vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường với Mỹ thay vì đàm phán phi hạt nhân hóa./.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.