Triều Tiên rục rịch lắp đặt tên lửa liên lục địa

Hình ảnh vệ tinh từ Mỹ cho thấy Triều Tiên đang chuẩn bị cho một đợt thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) hoặc tên lửa tầm trung.

Triều Tiên rục rịch lắp đặt tên lửa liên lục địa
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên trong bức ảnh công bố ngày 4-7 - Ảnh: Reuters

Đài CNN của Mỹ dẫn lời hai quan chức chính quyền quen thuộc với giới tình báo xác nhận có những dấu hiệu về đợt thử tên lửa tiếp theo của Bình Nhưỡng.

Ảnh chụp vệ tinh phát hiện một số hình ảnh và tín hiệu radar, trong đó thể hiện rằng Triều Tiên có thể đang tiến hành thử nghiệm các thành phần, bộ phận điều khiển tên lửa cho một đợt phóng ICBM hoặc tên lửa tầm trung.

Các quan chức Mỹ nêu trên cũng phỏng đoán rằng Triều Tiên đang tiếp tục chuẩn bị cho một đợt phóng tên lửa từ tàu ngầm, tuy nhiên tình báo Mỹ đánh giá đây mới chỉ là giai đoạn chuẩn bị bước đầu.

Ngày 4/7 qua, Triều Tiên được cho đã thử nghiệm thành công một tên lửa ICBM. Những thông tin mới nhất của CNN dẫn lời tướng Paul Selva - phó tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cảnh báo rằng Bình Nhưỡng đã phát triển các kỹ thuật tinh vi, che giấu được các đợt thử nghiệm tên lửa của mình.

“Tôi tin vào khả năng của cộng đồng tình báo của chúng ta trong việc quan sát được đợt thử nghiệm, nhưng không chắc thấy được sự triển khai của các hệ thống tên lửa này. Kim Jong Un và quân đội của ông ta rất giỏi trong việc nguỵ trang, che giấu và đánh lừa”, tướng Paul Selva trình bày với Ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ hôm 18/7.

Theo tướng Selva, đến nay Mỹ tin rằng năng lực phát triển ICBM của Triều Tiên vẫn còn hạn chế, và Bình Nhưỡng chưa chứng minh được khả năng tấn công Mỹ theo cách hiệu quả.

Tuy nhiên, vị lãnh đạo quân đội Mỹ cho rằng hệ thống dẫn đường và kiểm soát tên lửa tầm xa của Triều Tiên có thể đã cải thiện trước lúc một tên lửa của họ có thể tấn công Mỹ trong thực tế.

Tướng Selva - người tham gia sâu rộng vào chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ, có quan điểm rằng tổng thống Donald Trump phải cân nhắc các lựa chọn quyết đoán để ngăn chặn hiểm hoạ từ Triều Tiên.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis lâu nay vẫn cảnh báo căng thẳng với Triều Tiên có thể sẽ đạt tới ngưỡng xung đột, và thúc đẩy các biện pháp ngoại giao để xử lý tình hình.

Trong khi đó, các nhà ngoại giao cấp cao Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã nhóm họp trong ngày 19/7 và tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác ba bên trong việc đối phó với vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.  

Nhiều nhà phân tích cho rằng vấn đề Triều Tiên là một ưu tiên cao trong nội dung cuộc họp do việc này diễn ra sau khi Bình Nhưỡng phóng thử ICBM hôm 4/7. Vụ phóng làm dấy lên mối lo ngại rằng Triều Tiên đang tiến gần hơn tới việc phát triển tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân. 

Theo tuoitre.vn

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.