Triều Tiên sẽ cử đoàn dự Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc

Theo Trọng Giáp (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Triều Tiên cử vận động viên và phái đoàn cấp cao dự Thế vận hội ở Hàn Quốc, trong khi Seoul kêu gọi đoàn tụ gia đình ly tán.
Triều Tiên sẽ cử đoàn dự Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc ảnh 1

Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-Gyon bắt tay với trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son-Gwon. Ảnh: AFP

Phái đoàn Triều Tiên và Hàn Quốc sáng nay chia sẻ đề xuất tại cuộc gặp chính thức đầu tiên trong hơn hai năm tại tại làng biên giới Bàn Môn Điếm ở khu phi quân sự liên Triều. Trong bộ âu phục, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho  Myoung-gyon bắt tay với trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Son-gwon tại cửa tòa nhà và một lần nữa trên bàn đàm phán. 

Ngoài việc cử các vận động viên, Triều Tiên còn đề xuất cử một phái đoàn cấp cao, cổ động viên, hoạt náo viên, người trình diễn nghệ thuật và đội trình diễn taekwondo tham dự Thế vận hội Mùa Đông, AFP dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-sung cho biết. 

Trong khi đó, Seoul kêu gọi nối lại việc tổ chức đoàn tụ các gia đình chịu ly tán do chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) vào dịp Tết Nguyên đán, cùng thời điểm diễn ra Olympic. Hàn Quốc cũng đề xuất hai bên diễu hành cùng nhau tại lễ khai mạc thế vận hội, cũng như thảo luận giữa Hội Chữ thập Đỏ, thảo luận quân sự để ngăn "các cuộc xung đột bất ngờ". 

Lần cuối cùng hai nước diễu hành cùng nhau dưới lá cờ bán đảo Triều Tiên là cách đây hơn 10 năm, vào Thế vận hội Mùa đông năm 2006. 

"Hãy dành tặng cho nhân dân món quà năm mới quý giá", ông Ri, trưởng phái đoàn Triều Tiên, nói. "Có câu nói hành trình hai người cùng đi thường kéo dài hơn người đi một mình".

Bầu không khí cuộc họp thân thiện hơn so với các cuộc họp trước và ông Cho nói với ông Ri rằng Seoul tin "những vị khách từ Triều Tiên sẽ tham gia cùng rất nhiều vị khách khác từ khắp nơi trên thế giới" tại Thế vận hội Olympic. "Nhân dân rất mong muốn chứng kiến Triều Tiên và Hàn Quốc tiến tới hòa bình và hòa giải", ông nói. 

Không khí khác hoàn toàn những lời lẽ phô trương vài tháng gần đây, trong đó lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump công kích cá nhân nhau và đe dọa chiến tranh. Triều Tiên đã phóng thử các tên lửa có thể vươn tới đất liền Mỹ và thử hạt nhân lần 6, lần mạnh nhất từ trước đến nay. 

Seoul mong muốn gọi Thế vận hội ở thị trấn Pyeongchang, nơi cách khu phi quân sự (DMZ) chỉ 80 km, là "Thế vận hội hòa bình", nhưng cần Bình Nhưỡng tham gia để lời mô tả này có ý nghĩa. 

Trong bài phát biểu đầu năm mới của ông Kim, Triều Tiên có thể tham gia Thế vận hội và Seoul đáp lại bằng lời đề nghị đối thoại cấp cao. Tuần trước, đường dây nóng giữa hai nước được khôi phục sau gần hai năm bị đình chỉ. 

Các vấn đề cần được làm rõ hiện bao gồm liệu phái đoàn hai nước có cùng bước vào trong dịp khai mạc và bế mạc Thế vận hội, số lượng người trong phái đoàn Triều Tiên và nơi ở của họ. 

Triều Tiên hiện chỉ có hai vận động viên đủ tiêu chuẩn tham gia sự kiện thể thao quốc tế này, nhưng hàng trăm nữ hoạt náo viên Triều Tiên từng gây tiếng vang tại ba sự kiện thể thao quốc tế trước đó tại Hàn Quốc. Nhóm này có thể ở trên một con tàu du lịch tại Sokcho, cách địa điểm tổ chức thế vận hội khoảng một giờ đi ôtô. Điều này sẽ tạo điều kiện để kiểm soát và giám sát chặt chẽ hoạt động di chuyển của họ. 

Phái đoàn cấp cao đi cùng đội có thể có Kim Yo-jong, em gái lãnh đạo Kim Jong-un, một thành viên cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên. 

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.