Triều Tiên và nước cờ sai lầm

Triều Tiên thường giữ công dân để làm quân bài mặc cả với Mỹ, nhưng họ dường như đã mắc sai sót trong trường hợp của Warmbier.

tinh-toan-sai-lam-cua-trieu-tien-trong-cai-chet-cua-warmbier

Otto Warmbier, 22 tuổi, bị bắt do cáo buộc có hành vi đe doạ tới Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Triều Tiên có một kịch bản quen thuộc khi bắt giữ công dân Mỹ: Họ sẽ mở một phiên toà với án tù khổ sai kéo dài, sau đó thả tù nhân để đổi bằng những chuyến thăm cấp cao từ Mỹ, nhằm phục vụ cho mục đích tuyên truyền trong nước, theo AFP.

"Với trường hợp của Otto Warmbier, họ muốn làm theo kịch bản cũ", Andrei Lankov, giáo sư Đại học Kookmin, Hàn Quốc, nhận xét. Nếu như vụ Otto diễn ra theo đúng như mong muốn của Bình Nhưỡng, đó sẽ là "chiến thắng tuyệt vời về mặt tuyên truyền" đối với họ.

Các công dân Mỹ bị bắt giữ như nhà báo Laura Ling, Euna Lee hay nhà truyền giáo Kenneth Bae đều được trả tự do sau những cuộc gặp cấp cao của các cựu tổng thống Mỹ hay quan chức đại diện cho tổng tư lệnh nước Mỹ.

Thế nhưng mọi chuyện dường như không theo tính toán của Triều Tiên, khi Warmbier rơi vào hôn mê chỉ một thời gian ngắn sau khi bị kết án 15 năm tù khổ sai vào tháng 3/2016 vì hành vi lấy trộm một biểu ngữ tuyên truyền tại khách sạn. Sức khỏe Warmbier không tiến triển sau 17 tháng, buộc Triều Tiên đồng ý trả tự do cho tù nhân này hôm 13/6. Warmbier qua đời ngày 19/6 với bộ não bị tổn thương nặng nề.

"Nếu bạn chơi đi chơi lại một kiểu kịch bản, một ngày nào đó nó sẽ phản tác dụng. Đây là điều đang xảy ra trong vụ việc này", Lankov nhận định.

Các chuyên gia cho rằng có lẽ Triều Tiên không có ý định khiến công dân Mỹ rơi vào trạng thái hôn mê lâu như vậy, càng không có lý do để đẩy anh này vào chỗ chết.

Theo Lankov, Triều Tiên luôn muốn cho thế giới thấy rằng họ đối xử rất tốt với tù nhân Mỹ. Họ không muốn khi được trả tự do, các tù nhân lại "kể về quãng thời gian khổ đau, bị tra tấn vì điều đó ảnh hưởng lớn đến vị thế trên quốc tế của Bình Nhưỡng".

Go Myong-hyun, nhà nghiên cứu tại Học viện nghiên cứu chính sách Asan, phỏng đoán rằng những thứ tồi tệ xảy ra với Warmbier ở Triều Tiên có thể là một tai nạn và cũng là lý do khiến cho họ phải giấu vụ việc này trong suốt một năm qua.

"Theo những người đã đào tẩu khỏi Triều Tiên, Bình Nhưỡng thường trao trả những tù nhân có vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng", ông Greg Scarlatoiu, giám đốc tại Uỷ ban phụ trách nhân quyền Triều Tiên (HRNK), cho hay. "Với việc thả các tù nhân có tình trạng sức khoẻ xấu, các trại giam và cơ quan có liên quan tránh phải đối mặt với những tình huống khó xử".

Stephan Haggard, giám đốc chương trình Triều Tiên - Thái Bình Dương tại Đại học California cho rằng các quan chức Triều Tiên có thể đã cảm thấy rất lo lắng nhận ra sức khoẻ của Otto Warmbier ngày một xấu hơn.

Theo Haggard, tình báo Triều Tiên có thể đã che giấu hoặc không báo cáo đầy đủ việc Warmbier rơi vào hôn mê sâu, nên ngay cả Bộ Ngoại giao Triều Tiên cũng không biết rõ về tình trạng của anh này.

"Cuối cùng, ai đó nhận ra rằng trường hợp tồi tệ nhất là Warmbier có thể chết trong khi bị giam giữ. Triều Tiên khi đó bắt đầu thực hiện một số hành động ngoại giao để trả tự do cho Warmbier", ông Haggard nói thêm.

Tính toán sai lầm trong vụ Warmbier có thể sẽ khiến Triều Tiên hứng chịu phản ứng và hành động quyết liệt hơn từ Mỹ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể tung ra một số biện pháp đáp trả, chẳng hạn như gia tăng hoặc áp đặt thêm lệnh cấm vận quốc tế, ban luật cấm du khách Mỹ đến Triều Tiên hoặc đưa Triều Tiên trở lại danh sách các nước tài trợ cho khủng bố.

"Cái chết của Warmbier sẽ gia tăng áp lực dư luận đáng kể lên ông Trump, buộc ông phải làm điều gì đó để khiến Bình Nhưỡng hiểu rằng hành động đẩy một người Mỹ vào chỗ chết sẽ phải trả giá đắt", Gordon Chang, cây bút bình luận của Daily Beast, nhấn mạnh.

Theo VNE

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.