Trốn khỏi bọn buôn người, thiếu nữ Nghệ An phải cưa lìa 2 chân

(Baonghean.vn) - Nhân lúc bọn buôn người sơ hở, cô gái Nghệ An trốn thoát và chạy vào một khu rừng sâu đầy băng tuyết ở Trung Quốc suốt một tuần, đến khi được phát hiện thì đôi chân đã đông cứng lại, phải cưa lìa.

Gặp chúng tôi sau 2 tháng trở về từ đất khách, Lữ Thị Tím ở bản Pủng (xã Mường Ải - Kỳ Sơn, Nghệ An) vẫn chưa hết hoảng loạn. Trong ngôi nhà sàn nhỏ, thiếu nữ sinh năm 1985 nhọc nhằn lê gối bò từng bước một với 2 chân đã bị cưa lìa.

Tâm sự với chúng tôi, Tím ngậm ngùi kể về những ngày bị bọn buôn người lừa bán sang Trung Quốc và hành trình trốn thoát đầy cay đắng của mình.

Lữ Thị Tím kể về những ngày trốn khỏi bọn buôn người. Ảnh: Đào Thọ
Lữ Thị Tím kể về những ngày trốn khỏi bọn buôn người. Ảnh: Đào Thọ

Sinh ra trong một gia đình nghèo, Lữ Thị Tím với tài thêu thùa khéo léo chỉ ước mong tìm được một công việc phù hợp với sở thích của mình. Nắm bắt được điều đó, một ngày cuối tháng 12/2011, đối tượng Vi Thị Nguyệt ở bản Sơn Thành (xã Tà Cạ - Kỳ Sơn) đã vào rủ rê và hứa cho Tím một công việc ổn định. “Bà ấy nói sẽ đưa em sang Lào để thêu váy. Thích quá, em xin gia đình đi cho bằng được nhưng không ngờ bà Nguyệt lại lừa em bán sang Trung Quốc” - Tím rơi nước mắt nói.

Theo lời kể của Tím, khi lên xe xuống đến thành phố Vinh, bà Nguyệt đưa cho cô một cốc nước ngọt và bảo uống để chuẩn bị lên đường. Uống xong Tím ngủ thiếp đi cho đến khi đã sang bên kia biên giới Trung Quốc. Tại đây cô bị nhốt lại trong một phòng kín cùng nhiều người khác và có sự quản thúc nghiêm ngặt của bọn buôn người. Những kẻ này tuyên bố Tím đã bị bán cho họ với một số tiền lớn và bây giờ phải lấy chồng để trả nợ. “Em có biết người mình lấy là ai đâu nên cương quyết dù chết cũng không chịu” - Tím nói.

Trong căn phòng chật hẹp đầy mùi hôi thối, lựa lúc bọn chúng sơ hở, Tím trốn thoát ra ngoài. Chẳng biết đường đi, cô cứ chạy một mạch với ý nghĩ chạy càng xa càng tốt. Định bụng giữa đường gặp ai đó sẽ cầu cứu nhưng càng chạy càng lạc vào rừng sâu. Theo lời Tím, khu rừng cô trốn là một nơi giá lạnh và đầy băng tuyết. Chân không giày dép, bộ quần áo mỏng manh trên người, không một miếng cơm vào bụng, có lúc Tím tưởng chừng mình không thể sống sót để gặp lại gia đình.

Đôi chân của Tím bị cưa lìa. Ảnh: Đào Thọ
Đôi chân của Tím bị cưa lìa. Ảnh: Đào Thọ

May mắn thay, đến ngày thứ 7, có hai cụ già người Trung Quốc phát hiện được Tím đang sắp lả đi vì đói và rét bên một gốc cây trong rừng. Cô giơ tay ra hiệu xin cứu giúp và được họ đưa đến một trung tâm dành cho người cơ nhỡ.

Tại đây, các bác sĩ đã chẩn đoán chân Tím bị đông cứng lại như đá, máu không lưu thông được trong một thời gian dài. Và họ quyết định cưa đôi chân của cô để bảo toàn tính mạng. Tím bảo: “Lúc tỉnh lại thấy đôi chân không còn nữa em không tin vào mắt mình, trời đất như sụp đổ trước mắt. Lúc ấy em chỉ nghĩ được rằng, mất đi đôi chân thì biết bao giờ mới tìm được đường về với gia đình, bản làng”.

Trở về với đôi chân đã mất nhưng Lữ Thị Tím vẫn say sưa với công việc thêu thùa. Ảnh: Đào Thọ
Trở về với đôi chân đã mất nhưng Lữ Thị Tím vẫn say sưa với công việc thêu thùa. Ảnh: Đào Thọ

Gần 6 năm sống trong khu trại của người cơ nhỡ ấy chẳng lúc nào Lữ Thị Tím không nguôi nhớ về quê hương và chỉ mong có một phép màu đến với mình. Thế rồi trong một lần các cơ quan chức năng Trung Quốc truy quét những người nhập cư trái phép, họ phát hiện ra Tím. Biết được nơi cô sinh sống, phía Trung Quốc đã báo lại với cơ quan chức năng Việt Nam đồng thời tìm cách đưa Tím về nước.

Tháng 8/2017, gia đình Tím ở quê biết tin tức con sau gần 6 năm bặt vô âm tín. Tháng 10 vừa qua cô được gặp lại người thân trong nỗi vui mừng khôn xiết. “Chúng tôi cứ tưởng sẽ không bao giờ được thấy con nữa. Mất đi đôi chân nhưng người vẫn còn cũng vui lắm rồi. Chỉ hy vọng pháp luật có thể xử nghiêm những người đã đang tâm bán con tôi đi” - ông Lữ Phò Biên, bố Tím rơi nước mắt nói.

Hiện tại Tím chỉ ước có được 1 chiếc xe lăn và đôi chân giả để có thể giảm gánh nặng cho gia đình. Ảnh: Đào Thọ
Hiện tại Tím chỉ ước có được 1 chiếc xe lăn và đôi chân giả để có thể giảm gánh nặng cho gia đình. Ảnh: Đào Thọ

Tím cho biết, cùng đi với cô lần ấy còn có 2 mẹ con nhà chị Lữ Thị Vân ở cùng bản. Chị Vân cùng con là Lữ Văn Nam (2 tuổi) cũng bị đối tượng Vi Thị Nguyệt bán đi đến nay đã 6 năm rồi nhưng vẫn chưa có tin tức gì. “Bây giờ em chỉ mong có một chiếc xe lăn và đôi chân giả để có thể tự lo cho bản thân mà không phụ thuộc nhiều vào bố mẹ tuổi đã già” - Lữ Thị Tím cho hay. Được biết hiện tại, Tím cũng đã làm đơn để tố cáo kẻ buôn người gửi cho cơ quan công an.

Nói về việc này, ông Lữ Quang Hưng - Chủ tịch xã Mường Ải cho hay: “Trường hợp chị Lữ Thị Tím bị bán sang Trung Quốc và trở về ủy ban xã cũng đã nắm được. Hiện tại xã đang hoàn thành các thủ tục để Tím được hưởng các chính sách dành cho người tàn tật”.

Đào Thọ

tin mới

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.
Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.

Tuyên dương 200 người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào DTTS ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số đã phát huy vai trò tích cực, có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh nói chung và các huyện miền núi nói riêng. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các DTTS, nhân dân vùng miền núi.
ảnh đại diện ý kiến

Những thủ lĩnh nơi bản làng miền Tây xứ Nghệ

(Baonghean.vn) - Người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) luôn tiên phong, đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền, vận động đồng bào áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Về dự Hội nghị tuyên dương người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An lần thứ 2, năm 2019 diễn ra vào chiều 15/10, các đại biểu gửi gắm nhiều tâm nguyện từ thực tiễn.
Có không gian vừa thoáng mát, vừa yên tĩnh dường như đã tạo cảm hứng đọc sách cho các em học sinh

Dãy nhà chờ độc đáo cho giáo viên và học sinh vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Điểm Trường Tiểu học bản Khổi, thuộc Trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương - Nghệ An) chỉ có 2 phòng học, không có phòng chờ cho giáo viên và phòng đọc sách cho học sinh. Phụ huynh nơi đây đã cùng nhau góp tre, nứa, lá cọ để dựng lên những nhà chờ đẹp mắt, thân thiện.