Trồng chanh leo thu 5-7 triệu đồng/tháng

(Baonghean) - Nuôi gia súc vỗ béo, trồng chanh leo, bí đỏ, lúa rẫy, đào ao thả cá... là những cách làm kinh tế hiệu quả giúp bà con xã Tri Lễ (Quế Phong) từng bước thoát nghèo ổn định cuộc sống. 

Theo chân cán bộ 30a của xã, chúng tôi tìm đến bản Yên Sơn - một trong những địa phương có diện tích chanh leo lớn của xã Tri Lễ. Cây chanh leo bén duyên với vùng đất vùng biên đã 6 năm, trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương. Toàn  xã có 108 ha trồng chanh leo tập trung ở các bản Yên Sơn, Xan, Đ1.

 Anh Vi Văn Sơn, ở bản Yên Sơn là một trong những hộ dân trồng chanh leo có diện tích lớn nhất. Trang trại của anh rộng 1,3 ha với 800 gốc chanh,  mỗi năm cho khoảng 11 tấn quả, giá 10.000 đồng/kg, đã mang về cho gia đình hơn 100 triệu đồng. Còn với anh Lương Văn Đồng ở bản Xan, trồng 150 gốc chanh leo trên diện tích 2.000m2, cho thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Chanh leo của bà con Tri Lễ được Công ty CP Nafoods bao tiêu sản phẩm nên đầu ra ổn định. Những hộ dân có diện tích trồng chanh leo đều có thu nhập trung bình từ 5 - 7 triệu đồng/tháng, cao hơn các hộ dân trồng những giống cây thông thường. 

Cây chanh leo cho hiệu quả cao ở xã Tri Lễ (Quế Phong).
Cây chanh leo cho hiệu quả cao ở xã Tri Lễ (Quế Phong).

Nhiều hộ dân còn trồng xen những cây vụ đông như bầu, bí, các loại rau với diện tích chanh leo để tăng thêm thu nhập và bán ra thị trường.

Anh Hà Văn Sơn, bản Yên Sơn cho hay :“Gia đình tôi trồng bí đỏ xen giữa 300 gốc chanh. Bí đỏ giá cao và luôn được mọi người ưa chuộng, có thời điểm giá lên đến 20.000 đồng/kg giúp chúng tôi có thêm thu nhập hàng ngày.”

Trước đây, vấn đề lương thực là điều nan giải đối với bà con vùng cao, nhưng đến nay toàn xã Tri Lễ đã trồng được 316ha lúa nước, góp phần ổn định lương thực. Hiện, lúa chuẩn bị thu hoạch năng suất ước đạt 5 tấn/ha.

Nhiều năm qua, Tri Lễ cũng đã đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn, làm tốt công tác định canh, định cư, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển kinh tế rừng. Việc lồng ghép các chương trình đầu tư trồng rừng, chương trình hỗ trợ theo Nghị quyết 30a của Chính phủ được triển khai có hiệu quả, diện tích giao rẫy là 120ha, bảo vệ rừng 757ha, tỷ lệ che phủ rừng 75%.

Mô hình trồng bí đỏ xen chanh leo của anh Hà Văn Trung ở bản Yên Sơn (xã Tri Lễ, Quế Phong)
Mô hình trồng bí đỏ xen chanh leo của anh Hà Văn Trung ở bản Yên Sơn (xã Tri Lễ, Quế Phong).

Người dân Tri Lễ còn đa dạng trong chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, lợn rừng, dê... Tổng đàn trâu hiện có 2.400 con, bò 4.100 con, lợn 5.300 con, dê 650 con và hơn 27.000 con gia cầm. Thời gian qua, trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra do công tác tiêm phòng được chủ động, đảm bảo và kịp thời.

Nuôi trồng thủy sản cũng là điểm mạnh của bà con ở đây với tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn xã là 14,8ha. Xã đã xây dựng đề án nuôi cá lồng tại đập Kẽm Ải. Đa phần các hộ dân có diện tích sản xuất lớn đều đào ao thả cá trắm, mè, rô phi... Nguồn nước ngọt từ sông, suối đổ về nên rất sạch, các loại cá nước ngọt sinh trưởng tốt.

Nhiều cách làm kinh tế hiệu quả đã giúp bà con xã biên giới Tri Lễ từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông Ngân Văn Sơn - Trưởng ban Nông nghiệp xã cho biết: Chính quyền luôn tạo mọi điều kiện để bà con các dân tộc yên tâm làm ăn. Xã thường xuyên mở các lớp tập huấn, khuyến nông, giới thiệu các mô hình kinh tế để bà con học tập, đồng thời thử nghiệm những cây trồng mới, bén duyên với vùng đất khó Tri Lễ để đưa vào nhân rộng sản xuất.

Quang An

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.