Trọng tâm phiên họp quan trọng nhất APEC

Sáng 11/11, phiên họp của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, trọng tâm của ngày làm việc cuối cùng của Tuần lễ cấp cao APEC, khai mạc tại Đà Nẵng.

Khai mạc Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APECAPEC 2017: Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chungTổng thống Donald Trump phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp APEC

Toàn cảnh buổi họp của các lãnh đạo sáng 11/11.
Toàn cảnh buổi họp của các lãnh đạo sáng 11/11.

Theo lịch trình, lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC sẽ nhóm họp tại khách sạn Intercontinental Đà Nẵng, với sự chủ trì của Chủ tịch nước Trần Đại Quang (chủ tịch APEC Việt Nam 2017).

Từ 9h, Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt đầu chào đón các nhà lãnh đạo đến với hội nghị. Tổng thống Philippines, người không dự tiệc chiêu đãi các thành viên tham dự APEC 2017 tối 10-11, đã có mặt tại hội nghị quan trọng sáng nay.

Tại hội nghị với chủ đề "Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung", các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ xem xét và quyết định việc thông qua một loạt văn kiện đã được bàn thảo và thống nhất ở cấp quan chức cấp cao (SOM) và cấp bộ trưởng. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh chụp màn hình
Chủ tịch nước Trần Đại Quang - Ảnh chụp màn hình

Mở đầu bài phát biểu, chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết hội nghị sẽ gồm hai phiên họp để các nhà lãnh đạo đổi cụ thể và thực chất về các vấn đề đang đặt ra với APEC, cũng như bàn cách xử lý khó khăn hướng tới mục tiêu tạo dụng tương lai tốt đẹp hơn. 

Nhắc lại họp đầu tiên của các nhà lãnh đạo APEC tiền nhiệm, với mong muốn tạo nền tảng hợp tác kinh tế mới cho châu Á - Thái Bình Dương, Chủ tịch Trần Đại Quang cho biết 25 năm qua, thế giới và khu vực có chuyển biến sâu sắc về kinh tế, song APEC vẫn định hướng lấy hợp tác kinh tế làm nền tảng, và lấy việc xóa bỏ rào cản thương mại, đầu tư làm trọng tâm và có thể hài lòng với kết quả đạt được. 

Chủ tịch Đại Quang nhấn mạnh APEC đã chứng tỏ tính năng động, thích ứng chuyển đổi để trở thành diễn đàn hàng đầu về kinh tế khu vực, tạo động lực tăng trưởng thể hiện vai trong lãnh đạo trong giải quyết các thách thức toàn cầu. 

"Bối cảnh đó đòi hỏi APEC phải phát huy vai trò tiên phong trong đầu tư kết nối để người dân được thụ hưởng đồng đều từ tăng trưởng" - Chủ tịch Trần Đại Quang nhấn mạnh.

Chủ tịch nước nhấn mạnh chỉ có như vậy, APEC mới có thể đóng góp cho hòa bình, hữu nghị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. 

Sau phần phát biểu của Chủ tịch APEC 2017, Tổng Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde có bài phát biểu trước khi hội nghị bước vào hai phiên họp kín.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bắt tay trước hội nghị - Ảnh chụp màn hình
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bắt tay trước hội nghị - Ảnh chụp màn hình

Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC cũng cùng bàn thảo những vấn đề quan trọng, thiết thân, nhằm tạo "động lực mới" cho tăng trưởng bền vững và liên kết khu vực, từ đó "vun đắp tương lai chung" là hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ngoài các phiên họp kín, hội nghị còn có lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch Năm APEC 2018 cho Papua New Guinea.

Theo thông lệ, các nhà lãnh đạo cũng sẽ có buổi chụp ảnh chung trong trang phục APEC 2017.Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ chủ trì buổi họp báo công bố về kết quả Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017.

Trong ngày làm việc cuối của Tuần lễ cấp cao APEC còn có các sự kiện bên lề như các cuộc tiếp xúc song phương quan trọng của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC và chương trình hoạt động dành cho phu nhân/phu quân của các nhà lãnh đạo.

Theo TTO

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.