Trump trở lại Syria - Putin vẫn là 'bậc thầy' tại Trung Đông?

Khang Duy ((Theo Daily Sabah, Haaretz))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong diễn biến mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa thay đổi suy nghĩ và hành động về việc rút quân đội Mỹ khỏi chiến trường Syria, khi đang tiến hành chuẩn bị vật liệu để xây dựng 2 căn cứ mới ở khu vực nhiều dầu mỏ Deir ez-Zor ở miền Đông Syria.
Sự đảo ngược chính sách mới nhất phản ánh những lo ngại của Lầu Năm Góc rằng, việc rút quân của Mỹ sẽ chỉ là “món quà” trao vào tay Nga và Iran.
Syria trở thành nơi để Nga và Mỹ thể hiện các chính sách đối nghịch. Ảnh minh họa
Syria trở thành nơi để Nga và Mỹ thể hiện các chính sách đối nghịch. Ảnh minh họa 

Như thường lệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump không hề che giấu lý do tại sao Mỹ quyết định ở lại: “Chúng tôi đang giữ mỏ dầu tại đây. Tôi luôn nói rằng, hãy giữ và kiểm soát dầu mỏ. Chúng tôi muốn giữ sản lượng 45 triệu USD dầu mỗi tháng. Giữ và kiểm soát dầu là chiến lược của chúng tôi”.

Dư luận lâu nay đều hiểu rằng, việc kiểm soát và chi phối nguồn dầu mỏ tại Trung Đông và toàn cầu là động lực thúc đẩy các chính sách quyết liệt của Washington. Giới chuyên gia bình luận, Mỹ đã và đang tiếp tục sử dụng dầu mỏ để gây ảnh hưởng và sức ép đối với Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác. Washington vì thế sẽ không bao giờ rời khỏi khu vực giàu tài nguyên dầu mỏ là Trung Đông.

Không có vị Tổng thống Mỹ nào có những tuyên bố và thái độ thẳng thắn và táo bạo như ông Donald Trump. Tuy nhiên mặt khác, ông Trump lại luôn tiết lộ những sự thật trần trụi với thế giới bằng cách nói ra suy nghĩ của mình một cách tự do. Điều này khác hẳn cựu Tổng thống Barack Obama cũng như những người tiền nhiệm trước đây. Ngay cả Tổng thống Syria Bashar al Assad trong một cuộc phỏng vấn mới đây với NBC News đã bình luận, ông Trump là Tổng thống Mỹ tốt nhất từ trước đến nay; không phải vì các chính sách mà vì sự minh bạch và rõ ràng.

Tuy nhiên đối với đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ, mối bận tâm của Ankara lại là việc Tổng thống Trump có thể mời nhân vật Ferhat Abdi Sahin, thủ lĩnh của tổ chức khủng bố PKK tại Syria đến Washington; đồng thời dự kiến còn cho phép nhóm này hỗ trợ Mỹ bán dầu. Thực tế, Washington đã phạm sai lầm khi giao hàng nghìn xe tải và vũ khí cho lực lượng PKK ở Syria. Cuộc tấn công quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền Bắc Syria với tên gọi Chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình”, đã giáng một đòn nặng nề vào Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) - một nhánh của PKK tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục săn lùng nhân vật thủ lĩnh này và có những hành động trong khả năng của mình để xóa sổ YPG.

Trong khi đó, các chiến binh PKK tại Syria sẽ thực hiện chiến lược vừa xoa dịu Mỹ vừa “làm hòa” với Nga và chế độ Tổng thống Assad, trong bối cảnh Washington tiếp tục bảo vệ lực lượng YPG. Thế nhưng rõ ràng, nguồn thu từ dầu mỏ sẽ không đủ để Mỹ hợp pháp hóa lực lượng YPG. Washington cũng không thể bảo vệ nhóm này trên thực địa. Trong khi đó, thế giới Arab đang cố gắng đối phó với sự không chắc chắn, “trước sau bất nhất” trong chính sách Trung Đông của đồng minh Mỹ. Đồng thời, các nước Arab đang tiếp tục hướng tới một thỏa thuận với Iran, với Nga là trung gian hòa giải.

Với loạt diễn biến thời gian qua, mặc dù ông Donald Trump tự coi mình là bậc thầy về nghệ thuật của các thỏa thuận, nhưng có vẻ như Tổng thống Nga Vladimir Putin mới thực sự đang kiểm soát các thỏa thuận tại Trung Đông.

Trong diễn biến mới nhất, tại cuộc họp báo với người đồng cấp Hungary Viktor Orban ở Budapest, ông Putin nói rằng, Nga sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng người Do Thái của Syria, và thậm chí còn giúp khôi phục các giáo đường.

Theo giới quan sát, Tổng thống Putin thực tế thông qua việc cứu người Do Thái ở Syria sẽ là một bước cản không cho Mỹ quay trở lại Syria. Thực tế, vấn đề người Do Thái ở Syria đã trở thành một phần của ngoại giao tôn giáo hiệu quả của Nga thời gian qua. Và điều trớ trêu nữa, là chính quyền Mỹ còn phải dựa vào Nga để ngăn chặn các động thái “khó kiểm soát” của Thổ Nhĩ Kỳ và cả các đồng minh khác trong khu vực.

tin mới

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.