Trump 'xoa dịu' Trung Quốc, đe Triều Tiên có thể chịu 'số phận' như Libya thời Gaddafi

Tổng thống Trump đã có động thái xoa dịu Bắc Kinh, bằng cách đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Công ty Viễn thông Trung Quốc ZTE.

Nguồn tin The Washington Post được cung cấp cho hay, các quan chức Mỹ ngày càng lo lắng về tương lai đàm phán Mỹ - Triều ngày 12/6 sắp tới, trong khi Triều Tiên không có dấu hiệu nào muốn tiếp tục đàm phán về vấn đề hạt nhân với Mỹ, điều này khiến Tổng thống Trump phải có hành động mềm mỏng với Bắc Kinh để tìm kiếm sự giúp đỡ.

Ong  'xoa diu' Trung Quoc, de  nham cuu van thuong dinh My - Trieu?-hinh-anh-1
Ông Trump từng cho rằng Trung Quốc gây ảnh hưởng đến sự thay đổi bất ngờ của Triều Tiên. Ảnh: Washington Post.

Theo TWP, trước lo lắng Bình Nhưỡng thực sự rút lui khỏi cuộc đàm phán lịch sử và đánh giá cao khả năng Trung Quốc có tác động đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khi nước này đe dọa Mỹ hủy đàm phán tại Singapore, Tổng thống Trump đã có động thái xoa dịu Bắc Kinh, bằng cách đề nghị dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Công ty Viễn thông Trung Quốc ZTE.

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hôm 20/5 thông báo, Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in đã có cuộc điện đàm ngắn, trong đó hai nhà lãnh đạo trao đổi quan điểm về các phản ứng gần đây của Triều Tiên, đồng thời thảo luận về các điều kiện đảm bảo Hội nghị Mỹ - Triều vẫn diễn ra đúng kế hoạch.

Sau tuyên bố đe dọa hủy đàm phán với Mỹ được một quan chức ngoại giao Triều Tiên đưa ra hôm 16/5, Tổng thống Mỹ cho rằng, sự thay đổi của Triều Tiên đến từ chuyến đi lần thứ hai của ông Kim Jong-un sang Trung Quốc. Các thuộc cấp nói "ông Trump không vui và phản ứng tức giận khi Bắc Kinh không báo trước với Nhà Trắng về kế hoạch gặp ông Kim".

Đáp lại, Trung Quốc khẳng định "vẫn luôn ủng hộ ổn định và hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, cũng như giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đối thoại". Ông Tập cũng được cho là đã viết thư "xoa dịu" ông Trump.

Theo Washington Post, Trung Quốc chiếm 90% thị trường thương mại của Triều Tiên, và sự hợp tác của Trung Quốc trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên đã và đang là một phần quan trọng của chiến dịch “tối đa hóa áp lực” do Mỹ khởi xướng.

Sự quan tâm của Tổng thống Trump đối với ảnh hưởng của Trung Quốc được thể hiện trong một tuyên bố của ông trên Twitter rằng, Mỹ sẽ tìm cách giúp đỡ công ty Trung Quốc ZTE – công ty đang gặp khó khăn vì lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ với Iran.

Đứng trước nguy cơ không thực hiện được hội nghị thượng đỉnh, ông Trump cũng tìm cách thuyết phục Triều Tiên khi đảm bảo lãnh đạo Triều Tiên sẽ được an toàn và hứa đem lại sự thịnh vượng cho đất nước Đông Bắc Á này. Nhưng ông cũng cảnh báo rằng nếu không thực hiện được thỏa thuận nào, Triều Tiên có thể chịu chung “số phận” của Libya – nơi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi trong quá khứ bị lật đổ sau khi từ bỏ chương trình hạt nhân.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.