Trứng gia cầm tăng giá, nông dân Nghệ An phấn khởi vào đàn

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Khoảng gần 1 tháng nay, giá trứng gia cầm như gà, vịt, trứng cút ở Nghệ An tăng nhẹ, dễ tiêu thụ hơn. Do đó, nhiều trang trại sau gần 2 năm giảm đàn, giảm quy mô nay quay lại đầu tư tái đàn…
Hiện nay, giá trứng gia cầm các loại đang tăng nhẹ, thị trường dễ tiêu thụ hơn trước. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện nay, giá trứng gia cầm các loại đang tăng nhẹ, thị trường dễ tiêu thụ hơn trước. Ảnh: Thanh Phúc

Với quy mô 11.000 con gà đẻ, mỗi ngày, trang trại của ông Trần Xuân Sơn (Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn) thu về 8.000 trứng. Toàn bộ trứng được cung ứng cho thị trường nội tỉnh, một số trường học, các cơ sở làm bánh, kẹo và bán sỉ cho các mối. Nếu như vào thời điểm này năm trước (năm 2021), giá trứng “chạm đáy” chỉ còn 1.100 - 1.500 đồng/quả khiến người nuôi thua lỗ nặng thì từ sau Tết đến nay, giá trứng gà đã ổn định trở lại và tăng dần đều. Hiện với mức giá 2.600 đồng/quả (trứng gà đỏ) và 2.700 đòng/quả (trứng gà trắng) thì đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 200-300 đồng/quả so với thời điểm cách đây 1 tháng.

Với mức giá này, người chăn nuôi gà lấy trứng bắt đầu có lãi. Ông Trần Xuân Sơn cho biết: “Giá trứng không tăng mạnh song ổn định và thị trường dễ tiêu thụ hơn. Trứng thu hoạch đến đâu nhập bán hết đến đó, không bị ùn ứ. Tuy nhiên, đi cùng với giá trứng tăng thì giá thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào cũng tăng mạnh nên thu nhập của các trang trại vẫn thấp”.

Giá trứng tăng, người chăn nuôi bắt đầu có lãi. Ảnh: Thanh Phúc
Giá trứng tăng, người chăn nuôi bắt đầu có lãi. Ảnh: Thanh Phúc

Luôn duy trì trên 2 vạn con gà đẻ/lứa song có thời điểm ông Nguyễn Đức Luân, chủ trang trại chăn nuôi ở khối Yên Duệ, phường Đông Vĩnh phải giảm quy mô đàn xuống còn 2/3 khi giá trứng xuống quá thấp, giá thức ăn quá cao khiến mỗi ngày ông phải bù lỗ từ 3-5 triệu đồng. Từ tháng 7/2021 đến nay, giá trứng tăng dần và ở mức ổn định, đặc biệt, sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh ăn uống được bình thường hóa thì việc tiêu thụ trứng gà cũng dễ dàng hơn, giá cả tăng nhẹ. Do đó, ông rất phấn khởi. “Với mức giá hiện nay là khá cao, trứng dễ tiêu thụ, người chăn nuôi có lãi”, ông Luân cho biết.

Giá trứng tại các chợ dân sinh theo đó cũng đã được điều chỉnh tăng. Theo đó, giá trứng gà trắng trang trại là 3.500 đồng/quả, trứng gà đỏ là 3.300 đồng/quả. Riêng trứng gà nhà bán lẻ đã lên mức 4.500-5.000 đồng/quả. Tại các siêu thị, giá trứng gà của các công ty chăn nuôi uy tín được điều chỉnh lên mức 5.000 đồng/quả (tăng 500-700 đồng/quả). Không chỉ trứng gà, giá trứng vịt, trứng cút cũng đã tăng thêm 200-300 đồng/quả (trứng vịt) và 1.500 đồng/chục (trứng cút). Giá trứng gà lộn, vịt lộn, cút lộn cũng tăng theo giá trứng thường.

Dịch bệnh được kiểm soát, dịch vụ ăn uống sôi động trở lại nên trứng gia cầm dễ tiêu thụ hơn, giá cao hơn. Ảnh: Thanh Phúc
Dịch bệnh được kiểm soát, dịch vụ ăn uống sôi động trở lại nên trứng gia cầm dễ tiêu thụ hơn, giá cao hơn. Ảnh: Thanh Phúc

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, tiểu thương kinh doanh trứng gia cầm các loại ở chợ đầu mối Vinh cho biết: “Ở miền Bắc, giá trứng tăng cao và các công ty chăn nuôi lớn đã tăng giá mạnh. Riêng giá trứng ở Nghệ An chỉ tăng nhẹ, hiện các trang trại chăn nuôi đã tăng giá trứng thêm 2-300 đồng/quả so với trước”.

Theo các chủ trang trại và tiểu thương kinh doanh, giá trứng tăng là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất, giá thức ăn chăn nuôi và chi phí đầu vào tăng cao buộc giá trứng cũng phải điều chỉnh tăng theo thì người chăn nuôi mới có lãi. Thứ 2, sau khi giá trứng chạm đáy vào cùng kỳ năm ngoái, nhiều trang trại giảm đàn, giảm quy mô nên nguồn cung cũng hạn chế hơn, trong khi đó, dịch bệnh được kiểm soát nên dịch vụ ăn uống đang phục hồi, sôi động trở lại, nhu cầu tiêu thụ trứng gia cầm tăng mạnh.

Hiện, giá thức ăn và chi phí đầu vào cho chăn nuôi tăng phi mã, giá trứng vì thế tăng theo là phù hợp với quy luật thị trường. Ảnh: Thanh Phúc
Hiện, giá thức ăn và chi phí đầu vào cho chăn nuôi tăng phi mã, giá trứng vì thế tăng theo là phù hợp với quy luật thị trường. Ảnh: Thanh Phúc

Giá trứng gia cầm tăng cao, người chăn nuôi có lãi nên nhiều trang trại đã yên tâm đầu tư tái đàn, mở rộng quy mô chuồng trại. Ông Trần Xuân Sơn, chủ trang trại gà đẻ ở Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn cho biết: “Hiện tôi đang đầu tư thêm một dãy chuồng với quy mô 9.000 con. Vào đầu tháng 6/2022 sẽ vào đàn 4.500 con; cuối năm nay sẽ vào đàn tiếp 4.500 con, nâng tổng quy mô trại lên 20.000 con/lứa. Chỉ mong thị trường ổn định, giá cả được điều chỉnh phù hợp, tương xứng với chi phí đầu vào để những hộ chăn nuôi như chúng tôi yên tâm sản xuất”.

Giá trứng gia cầm tăng là phù hợp với quy luật thị trường khi nhu cầu tăng, chi phí đầu vào cho chăn nuôi tăng. Việc phục hồi chăn nuôi gia cầm lấy trứng là cần thiết, song các hộ cần tính toán, cân nhắc để vào đàn phù hợp, giãn khoảng cách vào đàn hợp lý, tránh ồ ạt, tăng đàn “nóng” gây dư thừa, khó tiêu thụ. Theo số liệu từ Chi Cục chăn nuôi và Thú y, tổng đàn gia cầm toàn tỉnh tại thời điểm tháng 4/2022 ước đạt 31.867 nghìn con, tăng 8,10% (+2.388 nghìn con) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó tổng đàn gà ước đạt 26.612 nghìn con, tăng 9,36% (+2.277 nghìn con) so với cùng kỳ năm 2021.

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.