Trung - Mỹ: Mối quan hệ mang tính tình huống

(Baonghean) - Chuyến thăm Mỹ đang diễn ra của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thu hút sự chú ý của thế giới với nhiều ý kiến trái chiều về mối quan hệ Trung - Mỹ cũng như những tác động của mối quan hệ này đối với thế giới. Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với PGS.TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an về vấn đề này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp năm 2013.	Ảnh: internet
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong một cuộc gặp năm 2013. Ảnh: internet
P.V: Thưa Thiếu tướng, lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc vẫn thường nói quan hệ giữa hai nước là mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng, với hàm ý phần hợp tác là chủ yếu. Xin Thiếu tướng làm rõ bản chất của mối quan hệ này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trong các đối thoại song phương Trung - Mỹ, họ thường công bố với thế giới rằng đây là mối quan hệ đối tác mang tính xây dựng, nghĩa là phần hợp tác nổi trội so với phần cạnh tranh. Về bản chất, đây là mối quan hệ giữa một siêu cường đang giữ vai trò chi phối trật tự thế giới hiện hành với một cường quốc đang lên với tiềm lực sức mạnh tổng hợp chưa từng có, về lâu dài muốn thiết lập trật tự thế giới mới trong đó họ giữ vai trò chi phối. Ở tầng sâu nhất, hệ giá trị của Mỹ cũng khác biệt hoàn toàn hệ giá trị của Trung Quốc. Có thể nói rằng ở đây tồn tại mối quan hệ đối kháng giữa hai cường quốc.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, xét mọi phương diện kinh tế, khoa học công nghệ, tiềm lực sức mạnh quân sự, rõ ràng Mỹ vẫn vượt trội so với Trung Quốc. Lãnh đạo Trung Quốc cũng xác định lựa chọn cài đặt mối quan hệ chặt chẽ với Washington. Mặc dù trên lý thuyết và về cơ bản là hợp tác phục vụ lợi ích phát triển, nhưng trên thực tế họ không bỏ lỡ cơ hội cạnh tranh trong từng vấn đề, từng tình huống cụ thể, dù chưa dám trực tiếp đối đầu. Hơn 30 năm trở lại đây, Trung Quốc đặt mối quan hệ với Mỹ lên tầm ưu tiên hàng đầu, thậm chí Đặng Tiểu Bình từng nói rằng quan hệ của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới không quan trọng bằng quan hệ với Mỹ. 
Bởi thế, mặc dù mâu thuẫn ở tầng sâu, nhưng ở bề mặt họ vẫn duy trì mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với các cuộc gặp cấp cao thường xuyên, 90 cơ chế đối thoại song phương cấp bộ trưởng, 41 cặp tỉnh, thành kết nghĩa, giao lưu,… Tựu trung, đây là mối quan hệ vừa hợp tác vừa cạnh tranh trên mẫu số chung là đối kháng.
P.V: Thưa Thiếu tướng, bối cảnh quốc tế, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước chuyến thăm của ông Tập Cận Bình ra sao? Mục đích của chuyến thăm là gì?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Chuyến thăm lần này của ông Tập Cận Bình diễn ra trong bối cảnh hết sức phức tạp, có thể nói rằng quan hệ Trung - Mỹ đang ở mức thấp nhất trong vòng hơn 20 năm qua. Giữa hai nước đang xảy ra căng thẳng trên ba vấn đề lớn: an ninh mạng, kinh tế và Biển Đông/Biển Hoa Đông.
Đặc biệt là vấn đề khu vực Biển Đông/Biển Hoa Đông khi mới đây, Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật an ninh mới, cho phép nước này đưa quân ra nước ngoài, cứu trợ đồng minh và bạn bè thân thiết trong trường hợp bị một nước thứ ba tấn công. Đây là một cách nhận thức mới về Hiến pháp hoà bình 1947 và đã gây nên nhiều tranh cãi, có tác động lớn đến các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc,... Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên cũng là một vấn đề “tiếp nhiệt” cho an ninh khu vực.
Bối cảnh kém thuận lợi nhưng ông Tập vẫn đặt nhiều hy vọng vào chuyến đi bởi theo giới quan sát, trong 8 đời Tổng thống Mỹ từ năm 1972, Tổng thống Obama là người cởi mở hợp tác hơn cả. Trung Quốc hy vọng trước khi nhiệm kỳ của ông Obama kết thúc - tức chỉ còn 15 tháng nữa - sẽ thiết lập được mối quan hệ đối tác “nước lớn kiểu mới”. 
P.V: Vậy tại sao ông Tập Cận Bình không đến Washington ngay hôm 22/9 khi bắt đầu chuyến công du, mà phải chờ đến ngày 25/9 mới hội đàm với ông Obama tại Nhà Trắng, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Ông Tập dành 3 ngày đầu tiên của chuyến đi tại Seattle - trung tâm công nghệ hàng đầu của Mỹ, tận dụng tối đa thời gian tại đây để dự hội nghị bàn tròn, tổ chức 12 cuộc tiếp xúc với doanh nhân, tập đoàn, nhà khoa học Mỹ… Đây là thao tác ngoại giao khôn khéo, thông qua giới doanh nghiệp và tiếp đó là giới truyền thông, cải thiện mối quan hệ với chính giới và xã hội Mỹ. 
Như tôi đã nói ở trên, mối quan hệ Trung - Mỹ đang xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ qua và để đạt được một thoả thuận có lợi khi bước vào đối thoại chính thức, “động tác đệm” như trên là hết sức thông minh, đồng thời cũng tận dụng tối đa cơ hội tiếp xúc với các doanh nghiệp Mỹ để đem lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho Trung Quốc.
P.V: Những vấn đề nào sẽ được bàn thảo trong các cuộc hội đàm cấp cao của nguyên thủ hai nước, thưa Thiếu tướng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Theo tôi, sẽ có 3 nhóm vấn đề được đề cập trong cuộc hội đàm ngày 25/9. Nhóm vấn đề thứ nhất là các điểm nóng khu vực, chẳng hạn như căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, quan hệ Trung - Nhật, Trung - Hàn, việc thực hiện thỏa thuận giữa nhóm P5+1 và Iran, cuộc xung đột Syria,… các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu.
Nhóm thứ hai là các vấn đề song phương, trong đó gai góc nhất là an ninh mạng. Trong xã hội và chính giới Mỹ có ý kiến cho rằng chính quyền Bắc Kinh đứng sau hoạt động tin tặc tấn công an ninh mạng của Mỹ, đánh cắp thông tin cá nhân của hơn 14,5 triệu nhân viên và quan chức Mỹ, bí mật kinh doanh của các tập đoàn kinh tế, thông tin tuyệt mật về công nghệ quốc phòng,… Ngoài ra, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế cũng là điều khiến chính giới Mỹ ác cảm với Trung Quốc, đặc biệt là động thái phá giá nhân dân tệ trong tháng 8 vừa qua.
Vấn đề thứ ba là Biển Đông/Biển Hoa Đông. Các động thái của Trung Quốc trong vùng biển khu vực đe doạ trực tiếp đến lợi ích, an toàn của Mỹ và các đồng minh thân thiết, tạo căng thẳng trong chính giới Mỹ.
P.V: Thiếu tướng có dự báo gì về kết quả của các cuộc trao đổi bàn về các vấn đề nêu trên?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Tôi cho rằng Chủ tịch Trung Quốc sẽ “xoa dịu” chính giới Mỹ bằng cách quả quyết Trung Quốc không đứng sau các vụ tấn công mạng hay có động thái cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế. Trái lại, họ sẽ thể hiện một Trung Quốc sẵn sàng và có mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực nói trên. Việc phá giá đồng Nhân dân tệ, theo họ, là vẫn nằm trong biên độ cho phép, giữ ổn định nền kinh tế Trung Quốc và góp phần ổn định nền kinh tế thế giới. 
Riêng vấn đề Biển Đông, đáng quan tâm hơn vì liên quan trực tiếp đến chúng ta, tôi không loại trừ khả năng hai bên sẽ đi đến một thoả hiệp nào đó, trong đó Trung Quốc sẽ đề xuất dành cho Mỹ một số lợi ích trên Biển Đông. Thực chất các vấn đề ở khu vực Đông Á - Tây Thái Bình Dương có liên quan mật thiết với nhau và với mối quan hệ Trung - Mỹ nên rất có thể hai bên sẽ chấp nhận một phương án hoà hoãn, nhường nhịn lợi ích để giải quyết được nhiều mâu thuẫn cùng một lúc.
Kết thúc chuyến đi này, tôi cho rằng rất có thể Trung Quốc sẽ đạt được mục đích là thiết lập mối quan hệ đối tác “nước lớn kiểu mới” với 3 trụ cột: không đối đầu, không can thiệp công việc nội bộ của nhau và hợp tác cùng thắng. 
P.V: Nếu chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đạt được cơ bản những kết quả đặt ra, liệu điều đó sẽ có tác động như thế nào đến quan hệ của Việt Nam với 2 cường quốc này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đến giờ phút này, chúng ta vẫn chưa biết họ sẽ thỏa thuận gì với nhau. Ngoài tuyên bố chung được công khai, không loại trừ khả năng tồn tại thêm các thỏa thuận ngầm giữa hai nước. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn cho rằng sự thỏa thuận hay thỏa hiệp ấy chỉ mang tính tình huống, trong bối cảnh chưa có bên nào lấn át, khuất phục hoàn toàn được bên nào. Họ không thể đạt được thoả thuận vững bền với nhau được đâu, vì ngăn cách họ là cả một vực thẳm do thiếu hụt lòng tin.
Như vậy thì với Việt Nam cơ bản vẫn chưa có gì đáng lo ngại, khi mà về lâu dài chúng ta vẫn có vai trò nhất định với cả hai bên, nhờ vào vị trí địa chính trị, địa chiến lược quan trọng ở cửa ngõ của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Nhận định được sức mạnh hiện hữu đó, chúng ta cần tỉnh táo, thiết lập quan hệ ổn định với Trung Quốc để phát triển, song song với đó là mở rộng mối quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, EU, thúc đẩy và thắt chặt mối quan hệ với Nga, Ấn Độ, và đặc biệt góp phần trực tiếp hình thành cộng đồng ASEAN vào cuối năm nay. Khi cộng đồng ASEAN trở thành một thực thể hùng mạnh, chắc chắn vị thế của ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ khiến Trung Quốc không thể không chú ý. 
P.V: Xin cảm ơn Thiếu tướng về cuộc trò chuyện.
P.V (Thực hiện)

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.