Trung Quốc 'dễ dàng' thắng Hàn Quốc liên quan tới THAAD

(Baonghean.vn)- Tình trạng lắng dịu giữa Trung Quốc và Hàn Quốc có thể là tin tốt lành đối với nền kinh tế Hàn Quốc và là bước đi quan trọng hướng tới việc giải quyết vấn đề Triều Tiên. Tuy nhiên song song với đó, tình trạng này gây ra nguy cơ an ninh khu vực suy giảm trong những năm tới.

Ảnh 1: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: AP
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: AP

Hôm 11/11, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí “sớm bình thường hóa các trao đổi song phương”. Động thái này đã chấm dứt bất đồng bùng phát hơn 1 năm trước giữa Seoul và Bắc Kinh liên quan tới việc Mỹ quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tại Hàn Quốc.

Cụ thể, Seoul chấp nhận thực hiện các hành động kiềm chế quân sự, đổi lấy việc Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt không chính thức. Điều này tạo ra tiền lệ đáng lo ngại cho các đối thủ của Trung Quốc trong khu vực.

Các hành động kiềm chế quân sự bao gồm “Ba không”. Hàn Quốc nhất trí không triển khai thêm hệ thống THAAD tại nước này, không tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên khắp khu vực và không tham gia liên minh quân sự gồm Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Đây là sự hi sinh to lớn, tuy nhiên vì lí do kinh tế và chính trị nên Tổng thống Moon không còn lựa chọn nào khác.

Người biểu tình Hàn Quốc chặn 2 phương tiện chở thiết bị THAAD tại Seongju. Ảnh: EPA
Người biểu tình Hàn Quốc chặn 2 phương tiện chở thiết bị THAAD tại Seongju. Ảnh: EPA

Ông Joseph E.Yi, Giáo sư nghiên cứu khoa học chính trị và quốc tế tại Đại học Hanyang (Hàn Quốc) cho rằng: “Tổng thống Moon Jae-in là chính khách theo đường lối cánh tả, có xu hướng tin rằng ‘kẻ thù của kẻ thù là bạn’, do đó Hàn Quốc ghét Nhật Bản và cảm thấy thân thiết hơn với Trung Quốc vì lý do lịch sử và chính trị”.

Chuyên gia này nêu rõ: “Cánh tả tại Hàn Quốc có tư tưởng bài Nhật Bản và có cách nhìn hậu thực dân, coi Trung Quốc và Hàn Quốc là đối thủ của chủ nghĩa thực dân Nhật Bản”.

Tuy nhiên, theo ông Yi, điều này còn phụ thuộc vào cách nhìn nhận quá khứ. Nếu người Hàn Quốc tự nhìn nhận họ và Trung Quốc là nạn nhân của sự áp bức dưới chế độ thực dân Nhật Bản, thì họ sẽ dễ cảm thông với Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Yi lưu ý vấn đề ở đây là Nhật Bản ngày nay không phải đất nước cách đây 60-70 năm nữa, và Trung Quốc cũng vậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ôm bà Lee Yong-soo, một “phụ nữ mua vui” trong quá khứ. Ảnh: EPA
Tổng thống Mỹ Donald Trump ôm bà Lee Yong-soo, một “phụ nữ mua vui” trong quá khứ. Ảnh: EPA

Giáo sư Yi nhận định: “Nếu bạn coi Nhật Bản là một cường quốc thực dân không biết ăn năn và xấu xa thì bạn nên liên minh với Trung Quốc để chống lại Nhật Bản. Do đó khi Tổng thống Moon gặp (Tổng thống Mỹ Donald) Trump, thay vì nỗ lực phát triển một liên minh vững mạnh hơn giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc, ông Moon lại giới thiệu một ‘phụ nữ mua vui’, và họ có món tôm Dokdo”. Mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul căng thẳng liên quan tới  vấn đề phụ nữ mua vui và vấn đề xung quanh tranh cãi về chủ quyền tại quần đảo Dokdo mà Nhật Bản gọi là Takeshima.

Chuyên gia Yi nhận định: “Tổng thống Moon muốn được nhận sự chuộc lỗi cho quá khứ. Ông ấy muốn Thủ tướng Nhật Bản xin lỗi, và tôi nghĩ việc dồn sự tập trung vào vấn đề quá khứ như vậy đang định hình nền chính trị theo cách tiêu cực. ‘Ba không’ tạo ra tiền lệ kết nối giữa kinh tế với chính trị và an ninh quốc gia. Hàn Quốc sẽ không bao giờ làm như vậy nếu đó là nước nào khác, như Việt Nam hoặc Nhật Bản, song họ đang làm vì Trung Quốc bởi nếu không, chỉ còn lại cách thiết lập đồng minh với Tokyo và đó không phải lựa chọn của phe cánh tả”.

Theo ông Donald Emmerson, Giám đốc chương trình Đông Nam Á tại Đại học Stanford (Mỹ), đang dấy lên hoài nghi về âm mưu của Trung Quốc nhằm cô lập Nhật Bản và kiềm chế lựa chọn quân sự của Hàn Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội XIX. Ảnh: Reuters
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội XIX. Ảnh: Reuters

Ông Emmerson nhận xét việc Chủ tịch Tập Cận Bình, trong bài phát biểu tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX hồi tháng 10, nhấn mạnh nước này “đã bước vào giai đoạn mới” và phải “chiếm vị thế trung tâm trên thế giới”, có nghĩa tham vọng bành trướng của Bắc Kinh không lan rộng sang châu Âu. Theo ông, Trung Quốc “muốn thống trị ngay tại khu vực ngoại biên gần nhất của nước này”.

Đề cập tới vụ Philippines kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế liên quan tranh chấp Biển Đông, chuyên gia Emmerson cho hay: “Trung Quốc giận dữ. Họ chỉ trích Philippines và trừng phạt kinh tế, tương tự như những gì xảy ra cho tập đoàn Lotte tại (Trung Quốc) sau sự kiện THAAD ở Hàn Quốc. Theo Bắc Kinh, ý tưởng được nêu lên là gây thiệt hại kinh tế cho tới khi chính quyền còn lại hành xử thỏa đáng”./.

Lan Hạ

(Theo SCMP)

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.