Trung Quốc khảo sát vị trí xây hải đăng ở 5 đảo thuộc Hoàng Sa

Theo công bố từ phía Trung Quốc, 5 đảo được tiến hành khảo sát là đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, đảo Duy Mộng, Cồn Cát Nam và Hòn Tháp thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Trước thềm Hội nghị Diễn đàn khu vực Đông Nam Á lần thứ 21 (ARF 21) và các hội nghị liên quan sẽ
 
diễn ra tại Myanmar, trong khi một số nước tích cực tìm kiếm các giải pháp hạ nhiệt tình hình căng thẳng ở Biển Đông, như đề nghị tạm dừng tất cả các hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông, thì phía Trung Quốc không những không chấp nhận, mà còn cố tình tiến hành những hoạt động khiến tình hình phức tạp hơn, trong đó có việc công bố các địa điểm xây dựng hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 
Ngày 6/8, hãng tin Tân Hoa xã dẫn thông báo của Trung tâm an toàn hàng hải “Nam Hải” của Trung Quốc cho biết, cơ quan này đã hoàn thành việc khảo sát và đo đạc thực địa tại 5 đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác lựa chọn điểm xây dựng các ngọn hải đăng.
Theo công bố của phía Trung Quốc, 5 đảo được tiến hành khảo sát là đảo Đá Bắc, Đá Hải Sâm, đảo Duy Mộng, Cồn Cát Nam và Hòn Tháp thuộc quần đảo Hoàng Sa. Phía Trung Quốc còn tuyên bố sẽ tiếp tục triển khai hoạt động đo đạc địa chất tại các đảo, thu thập mẫu địa chất tại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, nhằm thu thập số liệu xác thực nhất để xây dựng các ngọn hải đăng.
Tuyên bố trên được đưa ra ngay trước thềm Hội nghị Diễn đàn an ninh khu vực lần thứ 21 (ARF 21), khi mà một số nước trong đó có Mỹ và Philippines tuyên bố sẽ nêu các sáng kiến hạ nhiệt tình hình Biển Đông. Một trong những nội dung trong sáng kiến Mỹ và Philippines nêu ra là việc yêu cầu các bên ngừng tất cả các hoạt động thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Phản ứng trước những đề xuất nêu trên, phía Trung Quốc không những không chấp nhận mà còn tuyên bố sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở Biển Đông trong thời gian tới.
Phát biểu tại cuộc toạ đàm do Hội nhà báo Trung Quốc tổ chức ngày 4/8 vừa qua, Phó Vụ trưởng Vụ biên giới và hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương cho rằng đề xuất “đóng băng” các hành động ở Biển Đông là “không cần thiết và không hiện thực”.
Cùng với việc từ chối các giải pháp hạ nhiệt tình hình Biển Đông, ông Dị Tiên Lương còn ngang nhiên khẳng định các hoạt động của Trung Quốc cải tạo đảo đá ở Biển Đông gần đây “là hết sức hợp lý” và khẳng định “sẽ tiếp tục các hoạt động cải tạo các đảo ở Biển Đông căn cứ vào yêu cầu thực tế”./.
Theo VOV

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.