Trung Quốc mang 1,1 ngàn tỷ USD trái phiếu Mỹ ra làm vũ khí trả đũa?

Theo Anh Minh (tienphong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington đã gây lo ngại trên thị trường tài chính thế giới rằng Trung Quốc có thể sử dụng số trái phiếu chính phủ Mỹ trị giá hơn 1,1 ngàn tỷ USD mà họ đang nắm giữ làm vũ khí để trả đũa chính quyền Mỹ.
Cảnh xuất khẩu hàng hóa ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ảnh: Reuters
Cảnh xuất khẩu hàng hóa ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, khoảng một thập kỷ trước, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành chủ nợ nước ngoài lớn nhất của chính phủ Mỹ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, tính đến tháng 3, Trung Quốc đang nắm giữ 1,12 ngàn tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhật đứng thứ hai với 1,08 ngàn tỷ USD.
Giá trị trái phiếu Mỹ Trung Quốc nắm giữ lên đỉnh vào năm 2013 ở mức gần 1,32 ngàn tỷ USD và từ đó đến nay đã giảm 15%. Mức tháng 3 vừa qua là thấp nhất trong vòng hai năm qua.
Trung Quốc, nếu tính theo tỷ lệ, sở hữu 7% trong số nợ công 16,18 ngàn tỷ của Mỹ, mức thấp nhất trong 14 năm qua. Chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ là Cục Dự trữ liên bang, sở hữu 2,15 ngàn tỷ USD nợ của chính phủ Mỹ.
Là nhà xuất khẩu của thị trường Mỹ và thế giới, Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ ở mức lớn nhất thế giới, trị giá hơn 3.000 tỷ USD, hầu hết ở dạng dollar Mỹ.
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, Bộ Tài chính Mỹ liên tục bán vượt thành công số trái phiếu do các nền kinh tế phát triển khác như Nhật Bản và Đức phát hành.
Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc bán tháo?
Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng việc Trung Quốc bán ra trái phiếu Mỹ quy mô lớn sẽ làm xáo trộn thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ và các thị trường khác.
Việc này, nếu xảy ra đột ngột, sẽ làm giảm giá trái phiếu chính phủ Mỹ ngay lập tức và làm tăng lãi suất. Nói đơn giản là chi phí vay mượn của chính phủ Mỹ sẽ tăng lên nhanh chóng. Và bởi vì lãi suất trái phiếu là “điểm chuẩn” cho người tiêu dùng và giới kinh doanh, lãi suất của mọi thứ từ trái phiếu doanh nghiệp tới lãi suất cho vay bất động sản sẽ tăng và làm chậm tốc độ của nền kinh tế. Việc này, do đó, làm giảm sự tin tưởng của nhà đầu tư đối với đồng dollar Mỹ.
Nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ không chọn bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ vì như vậy giá sẽ tụt thê thảm và làm thiệt hại chính tài sản của Trung Quốc. Việc này, như cách người Trung Quốc hay nói, “chẳng khác nào tự bắn vào chân mình”.
Hơn nữa, đồng nhân dân tệ, không phải hoàn toàn được thả nổi. Bắc Kinh sử dụng dự trữ trái phiếu Mỹ như một công cụ để ổn định đồng nội tệ trong tầm kiểm soát, đặc biệt trong mối tương quan với chính đồng USD.
Một số nhà phân tích còn cho rằng Trung Quốc sử dụng dự trữ trái phiếu Mỹ và các loại ngoại tệ khác để kìm giá đồng nhân dân tệ, khiến hàng hóa xuất khẩu của họ hấp dẫn về giá hơn. Và Mỹ là thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc. Thị trường này mà hắt hơi thì ở bên kia bờ đại dương, người Trung Quốc sẽ cảm nhận ngay được không khí lạnh.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.