Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch: Động lực lớn với giá dầu

Theo Thu Hằng (Báo Tin tức)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch được đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy giá dầu lớn hơn so với hành động áp giá trần của G7 và EU đối với dầu Nga.
Một tàu chở dầu đang dỡ dầu thô nhập khẩu tại cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc vào ngày 9/5/2022. Ảnh tư liệu: AFP

Một tàu chở dầu đang dỡ dầu thô nhập khẩu tại cảng Thanh Đảo ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc vào ngày 9/5/2022. Ảnh tư liệu: AFP

Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và thông tin về kế hoạch mở cửa trở lại của nước này đã ảnh hưởng đến giá dầu.

Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan nói với CNBC hôm 6/12 rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch sẽ là động lực thúc đẩy giá dầu lớn hơn so với việc áp đặt trần giá 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga.

“Tôi hy vọng sẽ thấy một sự mở cửa đáng kể. Bây giờ điều đó có ý nghĩa sâu sắc đối với nền kinh tế toàn cầu, hơn cả mức trần giá dầu", ông Balakrishnan nói:

Bình luận của Ngoại trưởng Balakrishnan được đưa ra sau khi G7 và EU áp đặt mức giới hạn giá 60 USD/thùng đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga, có hiệu lực từ ngày 5/12. Nga đã tuyên bố những biện pháp này sẽ không ảnh hưởng đến hành động của họ ở Ukraine.

Giá dầu đã lập tức tăng trong phiên giao dịch châu Á ngày 5/12 sau khi Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, phát tín hiệu nới lỏng hơn nữa các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 – một động thái tiến tới việc từ bỏ chính sách Zero-COVID và bình thường hóa cuộc sống.

Giá dầu càng được hỗ trợ khi OPEC+ cho biết họ sẽ duy trì chính sách giảm sản lượng dầu hiện tại từ tháng 11 cho đến cuối năm 2023.

Theo Rob Thummel, nhà quản lý danh mục đầu tư tại Tortoise Capital, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc đã giảm khoảng một triệu thùng trong năm nay. Ông nói: “Yếu tố sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc cao hơn… rõ ràng là việc mở cửa lại nền kinh tế, nhưng quan trọng hơn là tập trung cho kho dự trữ”.

Chuyên gia Thummel nói thêm: “Tồn kho dầu trên toàn thế giới đang ở mức thấp và tôi nghĩ thế giới đã nhận ra rằng an ninh năng lượng là khá quan trọng. Vì vậy, đó sẽ là một động lực lớn ở cả Trung Quốc - cũng như Ấn Độ - trong tương lai, sẽ thúc đẩy tăng nhu cầu dầu trong tương lai. Và một lần nữa, có khả năng dẫn đến giá cao hơn.”

Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga Hongqiao ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 6/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Nhân viên y tế làm việc tại một điểm xét nghiệm COVID-19 tại nhà ga Hongqiao ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 6/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Chính phủ Trung Quốc ngày 7/12 đã ban hành kế hoạch 10 điểm nhằm “tối ưu hóa” nỗ lực ứng phó với đại dịch COVID-19, cân bằng giữa kiểm soát dịch bệnh và phát triển kinh tế xã hội.

Theo hướng dẫn mới, các trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ có thể cách ly tại nhà. Những người tiếp xúc gần đáp ứng các yêu cầu cũng có thể chọn cách ly tại nhà trong 5 ngày hoặc cách ly tập thể. Hướng dẫn mới lưu ý rằng người cách ly tại nhà cần tăng cường theo dõi sức khỏe và nếu diễn biến nặng, họ sẽ được chuyển đến cơ sở y tế theo chỉ định để điều trị kịp thời.

Các thay đổi khác bao gồm giảm tần suất xét nghiệm axit nucleic (NAAT); bỏ yêu cầu trình kết quả axit nucleic âm tính và quét mã sức khỏe để vào những nơi công cộng; cũng như bỏ yêu cầu về xét nghiệm và mã sức khỏe đối với người đi lại giữa các tỉnh thành trong nước. Các khu dân cư cũng không còn bị phong tỏa hoàn toàn, mà thay vào đó, khu vực nguy cơ cao hay nguy cơ thấp sẽ được chỉ định ở cấp độ tòa nhà, có khả năng ảnh hưởng đến một tầng hoặc thậm chí chỉ một hộ gia đình.

Các địa phương cũng được yêu cầu chấn chỉnh cách chống dịch theo kiểu đơn giản hóa mọi thứ hoặc “gom chung một giỏ”, khắc phục “chủ nghĩa hình thức, quan liêu”.

Tuần trước, các quan chức y tế Trung Quốc cũng đã công bố một nỗ lực mới nhằm tăng cường tiêm chủng cho người cao tuổi, nhấn mạnh rằng các mũi vaccine vẫn ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.

Ngoại trưởng Balakrishnan, vốn là bác sĩ y khoa trước khi tham gia chính trường, cũng cho rằng sách lược trung và dài hạn đối với Trung Quốc nên tập trung vào tiêm chủng.

“Bạn có thể mở cửa hơn nếu có tỷ lệ tiêm chủng cao. Vì vậy, tôi sẽ theo dõi những nỗ lực mà Trung Quốc thực hiện để tăng cường tiêm chủng cho người cao tuổi,” ông nói.

Ngoại trưởng Balakrishnan cho biết biến số khác mà các quan chức cần theo dõi trước khi sửa đổi các giao thức COVID-19 là năng lực y tế của một thành phố hoặc tỉnh.

Ông nói: “Tôi mong đợi sẽ thấy một phản hồi đa dạng hơn, điều đó có nghĩa là nó không thể có một kích thước phù hợp với tất cả.

Người đứng đầu ngành ngoại giao Singapore dự đoán Trung Quốc có thể mở cửa trở lại hoàn toàn trong vòng 3 đến 6 tháng tới. “Singapore là một minh chứng… với chính sách và sự chuẩn bị sáng suốt, cẩn thận, có chủ ý, Trung Quốc có thể mở cửa và mở cửa hoàn toàn.”

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.