Trung Quốc muốn gì từ thượng đỉnh Mỹ - Triều?

Lan Hạ ((Theo LA Times))

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Trong những ồn ào xung quanh hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un rõ ràng là những nhân vật được dư luận chú ý nhiều nhất.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng là một nhân tố đặc biệt quan trọng, và thậm chí còn có thể góp phần tác động tới kết quả của cuộc gặp được xem là lịch sử này.

Sự hòa giải giữa hai đồng minh 

Mãi tới tận gần đây, Bắc Kinh dường như vẫn cùng chung lo ngại với Washington về các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân với sức công phá ngày càng lớn của Bình Nhưỡng.

Cùng các nghị quyết của Liên Hợp quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu gây sức ép với Triều Tiên bằng một loạt đòn trừng phạt kinh tế cứng rắn nhất từ trước tới nay.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau hai lần trong mùa Xuân này. Ảnh: Getty
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau hai lần trong mùa Xuân này. Ảnh: Getty
Tuy nhiên, vào tháng 3/2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ chấp nhận lời mời gặp gỡ của ông Kim Jong-un, thái độ của ông Tập Cận Bình đã ngay lập tức thay đổi và khiến Washington không khỏi cảnh giác.

Thay vì tiếp tục gia tăng sức ép, Tập Cận Bình đã mời nhà lãnh đạo trẻ tuổi của Bình Nhưỡng tới Bắc Kinh lần đầu tiên kể từ khi nhân vật này lên nắm quyền vào năm 2011.

Chuyến đi được dư luận xem là phản ánh một sự hòa giải giữa hai đồng minh vốn tồn tại nhiều rạn nứt. Những người vẫn còn hoài nghi về sự ấm lên trong quan hệ Trung-Triều hẳn đã rất ngạc nhiên khi Tập Cận Bình và Kim Jong-un lại bất ngờ có cuộc gặp lần thứ hai vào đầu tháng 5 vừa qua tại vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Các bức ảnh được giới chức công bố cho thấy hai nhà lãnh đạo đã cùng nhau tản bộ và có tin cho biết Trung Quốc đã nới lỏng các hạn chế để thúc đẩy thương mại xuyên biên giới. 

Trump tuyên bố ông hoàn toàn bất ngờ về cuộc gặp thứ hai của lãnh đạo Trung - Triều, và cảnh báo Tập Cận Bình “có thể tác động” đến Kim Jong-un để đưa ra những yêu cầu của mình.

Trump đã gặp và nói chuyện với nhà lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần, bởi vậy có ý kiến cho rằng Kim Jong-un có thể muốn tìm kiếm những lời khuyên và kinh nghiệm của Tập Cận Bình về cách đàm phán với nhà lãnh đạo bốc đồng và nóng nảy của nước Mỹ.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều có vẻ như đã quay trở lại lộ trình dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 tới. Trong bối cảnh ấy, vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc có ý nghĩa quyết định trong tiến trình ngoại giao về phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.

 Trung Quốc và các kịch bản cho quan hệ Mỹ - Triều

Giới phân tích đã nêu lên một số lý do dẫn đến những thay đổi trong chính sách của Tập Cận Bình và tác động của chúng đối với Washington.

Trong ngắn hạn, giới lãnh đạo Trung Quốc lo ngại rằng họ có thể bị gạt ra ngoài lề trong khi Triều Tiên và Mỹ có thể sẽ thúc đẩy một thỏa thuận thay đổi đáng kể hiện trạng chiến lược tại khu vực nằm sát biên giới Trung Quốc.

Điều này, nếu thực sự diễn ra, sẽ càng củng cố vị thế của Washington trong các tranh cãi thương mại đang khiến quan hệ giữa Mỹ và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trở nên căng thẳng.

 Mỹ lo ngại khi Trung-Triều xích lại gần nhau. Ảnh: AP
Mỹ lo ngại khi Trung-Triều xích lại gần nhau. Ảnh: AP
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn đối với các nhà lập pháp Mỹ là Trung Quốc có thể sẽ cho rằng mọi thỏa thuận giải giáp hạt nhân đều đòi hỏi Mỹ phải có những nhượng bộ nhất định, nhiều khả năng là yêu cầu Mỹ hạn chế các hoạt động quân sự tại bán đảo Triều Tiên và trong toàn châu Á nói chung.

Mọi kế hoạch thu hẹp ảnh hưởng và quyền lực của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương - chẳng hạn như giảm một phần hoặc rút toàn bộ 30.000 binh sỹ tại Hàn Quốc hoặc đưa các hệ thống phòng thủ tên lửa ra khỏi khu vực - đều sẽ củng cố đáng kể quyền lực cho Trung Quốc.

Tập Cận Bình có vẻ như đã đạt được mục tiêu trong ngắn hạn. Bằng việc thân thiện với Kim Jong-un, dù là miễn cưỡng, Tập Cận Bình đã tái khẳng định vai trò không thể thiếu của Trung Quốc trong việc đàm phán về mọi diễn biến địa chính trị châu Á.

Về phần mình, Kim Jong-un đã tận dụng cơ hội gặp gỡ Trump để cải thiện quan hệ với Trung Quốc, hoặc ít nhất là đưa hai bên trở về mối quan hệ đối tác kinh tế chiến lược không mấy toàn vẹn như trong suốt 7 thập kỷ qua.

Đúng như giới phân tích Trung Quốc nhìn nhận, thực tế một hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều thành công sẽ có lợi cho Trung Quốc. Và dù Donald Trump có nghĩ gì đi chăng nữa, nhiều người cho rằng Tập Cận Bình sẽ không đóng vai “kẻ phá hoại”.

“Một Triều Tiên bình thường và cởi mở hơn là mục tiêu chiến lược quan trọng hơn của Trung Quốc. Mọi kết quả tích cực của hội nghị đều sẽ là tin tức tốt đối với Bắc Kinh”.

Tống Đào - chuyên gia về Triều Tiên, Trung tâm Thanh Hoa về Chính sách Toàn cầu tại Bắc Kinh

Mọi ý kiến đều cho rằng “thảm họa” là khi hội nghị thất bại và Mỹ tấn công phủ đầu vào các hạ tầng hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, từ góc độ của Trung Quốc, điều tồi tệ nhất có thể sẽ là một thỏa thuận giải giáp hạt nhân từng bước không hề tính đến các lợi ích chiến lược của Trung Quốc, cụ thể là đi kèm với các yêu cầu buộc Mỹ giảm quân số trong khu vực. Dù vậy, không nhiều người cho rằng kịch bản này sẽ xảy ra.

Giáo sư quan hệ quốc tế David Kang, hiện làm việc tại Đại học Nam California, cho rằng kết quả khả thi nhất của thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ là một thỏa thuận dài hạn đòi hỏi hai bên có những nhượng bộ và trao đổi tương xứng.

Chắc chắn, có những người tại Trung Quốc lo ngại việc Bình Nhưỡng hướng về phía Mỹ là cách để cân bằng mối quan hệ giữa các cường quốc, cách mà nhiều quốc gia đã làm.

Một số người thậm chí còn nhắc đến tương lai xa hơn khi hai miền Nam-Bắc trên bán đảo Triều Tiên tái thống nhất, trở thành một đồng minh mạnh mẽ của Mỹ, tương tự những gì từng diễn ra giữa Đông Đức và Tây Đức sau Chiến tranh Lạnh.

Trong khi đó, Trung Quốc “thà sống với một quốc gia bị cô lập và sở hữu vũ khí hạt nhân” hơn là để kịch bản này trở thành sự thật./.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.