Trung Quốc sắp sửa hiến pháp, định hướng chống tham nhũng

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ họp vào tháng 1/2018 để thảo luận về sửa đổi hiến pháp và cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra.

Phiên bế mạc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2017. Ảnh: Xinhua.

Phiên bế mạc đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2017. Ảnh: Xinhua

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ thảo luận về một hoặc nhiều sửa đổi trong hiến pháp tại phiên họp toàn thể tháng sau, Xinhua đưa tin hôm nay, không nêu thời gian cụ thể.

Hãng tin cũng không tiết lộ các nội dung sửa đổi. Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý Trung Quốc nhận định Bắc Kinh cần điều chỉnh hiến pháp để có thể thiết lập các ủy ban giám sát, đảm bảo cơ sở phù hợp để cấp quyền cho những ủy ban này.

Lần gần nhất Trung Quốc sửa đổi hiến pháp là năm 2004, đưa vào nội dung về bảo vệ tài sản tư nhân và nhân quyền.

Bộ Chính trị CPC còn quyết định tổ chức một cuộc họp toàn thể của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) từ ngày 11 đến 13/1/2018.

Đối phó tham nhũng là chính sách quan trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ khi ông nhậm chức. Cuộc chiến chống tham nhũng sẽ mang màu sắc mới bằng việc thiết lập Ủy ban Giám sát Quốc gia. Ủy ban này tiếp quản CCDI và hợp nhất nhiều đơn vị chống tham nhũng.

Việc hợp nhất còn giúp mở rộng phạm vi điều tra tham nhũng đối với công chức tại những cơ quan nhà nước, thay vì chỉ đối với đảng viên CPC. Ông Tập từng tuyên bố cuộc chiến chống tham nhũng sẽ không dừng lại cho đến khi quan chức mọi cấp không dám, không thể và không muốn tham nhũng.

Ông Tập tháng 10 nói với các lãnh đạo CPC rằng việc thay đổi cấu trúc cơ quan chống tham nhũng sẽ bao gồm loại bỏ phương thức thẩm vấn bí mật gây tranh cãi, gọi là "shuanggui", đưa ra hệ thống giam giữ mới. Dự thảo Luật Giám sát mới của Trung Quốc, công bố hồi tuần trước, bổ sung thêm bảo vệ nghi phạm tham nhũng, một phần trong nỗ lực cải cách hệ thống thẩm vấn.

Theo VNE

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.