Trung quốc sợ thua kiện Việt Nam!

(Baonghean) - Trả lời phóng viên quốc tế tại New York (Mỹ) ngày 10/6, Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh: Việc Trung quốc cho đến nay vẫn từ chối thảo luận về tranh chấp là hành động "khiêu khích" và tạo ra "những quan ngại nghiêm trọng" đối với cộng đồng quốc tế. Cũng tại cuộc gặp với Đại sứ Lê Hoài Trung, Ngài Giôn A-sơ, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ (Khóa 68) đã ủng hộ chủ trương của Việt Nam trong vấn đề giàn khoan Hải Dương - 981.

Đại sứ Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí.
Đại sứ Lê Hoài Trung trả lời phỏng vấn báo chí.

Trả lời các phóng viên quốc tế, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh những hành động đang diễn ra tại Biển Đông là "vấn đề nghiêm trọng". Đại sứ Lê Hoài Trung cho biết tới nay Trung quốc vẫn từ chối đối thoại và luôn khăng khăng một cách vô lý rằng vùng nước xung quanh giàn khoan thuộc chủ quyền của Trung Quốc và không tồn tại tranh chấp. Việc từ chối thảo luận về tranh chấp của  Trung quốc là "khiêu khích" và tạo ra "những quan ngại nghiêm trọng".

Trước câu hỏi về những cáo buộc của Trung Quốc rằng các tàu Việt Nam đã cố ý quấy nhiễu và đâm tàu Trung Quốc, Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh rằng khu vực mà Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam chỉ điều các tàu dân sự tới khu vưc để thực thi pháp luật, nhưng phía Trung Quốc đã điều cả tàu chiến tới khu vực này.
Việt Nam đã công khai mời các phóng viên quốc tế ra thực địa để tận mắt chứng kiến những gì đã xảy ra, thậm chí Việt Nam cũng đã lên tiếng mời các phóng viên Trung Quốc tới hiện trường. Những hình ảnh mà các phóng viên Việt Nam và quốc tế đã công bố như hình ảnh tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công bằng vòi rồng hay cố ý đâm chìm tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam, đã cho thấy sự thật.
Tàu Trung Quốc liên tục hung hăng xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam
Tàu Trung Quốc liên tục hung hăng xịt vòi rồng vào tàu kiểm ngư Việt Nam
Đại sứ Lê Hoài Trung nhấn mạnh Việt Nam có đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan. Việt Nam không phải là nước khiêu khích trong căng thẳng hiện nay. Việt Nam muốn giải quyết vấn đề bằng con đường hòa bình, thông qua đối thoại, đàm phán. Việt Nam đã trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh nên người dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình. Đại sứ cũng khẳng định cho tới nay, Việt Nam đã hết sức kiềm chế. Việt Nam kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và hơn 100 tàu ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thiết lập môi trường đàm phán. 
Trước đó, tại cuộc gặp với Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 68, ông Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc John Ashe, Đại sứ Lê Hoài Trung khẳng định xuất phát từ chính sách nhất quán là giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế theo luật pháp quốc tế và mong muốn gìn giữ, phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, Việt Nam đã kiềm chế tối đa, nỗ lực giải quyết tình hình hiện nay thông qua đối thoại và các biện pháp hòa bình khác phù hợp luật pháp quốc tế. Song phía Trung Quốc không những không đáp ứng đề nghị của Việt Nam mà còn gia tăng những hành động gây căng thẳng. Chủ tịch Đại hội đồng LHQ John Ashe chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình đang diễn ra tại Biển Đông, ủng hộ chủ trương của Việt Nam nhằm tìm kiếm các biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng hiện nay theo Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. 
Tại cuộc họp Đối thoại ASEAN - Mỹ lần thứ 27 diễn ra ở Myanma hôm qua,  phía Mỹ cũng khẳng định ủng hộ các quan điểm của ASEAN như được thể hiện trong Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 10/5 vừa qua. Mỹ đã phản đối các hành động đơn phương, sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng, áp đặt yêu sách chủ quyền lãnh thổ; theo đó, ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc về việc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình, kiềm chế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế... Phát biểu sau cuộc họp, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Russel cho rằng, việc Trung Quốc gửi văn bản lên Liên Hợp quốc cần phải kèm theo các chứng cứ cho những lập luận của mình. Ông cũng kêu gọi các bên cần có các bước đi nhằm giảm nhiệt tình hình, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Trong khi đó, giới học giả quốc tế cho rằng Trung Quốc đang lo sợ đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế. Tạp chí The Diplomat (có trụ sở tại Tokyo) nhận định việc Trung Quốc vu cáo Việt Nam ở LHQ là điều khó hiểu. Bởi từ trước đến nay Trung Quốc đều tuyên bố muốn giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương. Trung Quốc cũng nhiều lần chỉ trích các “bên thứ ba” và những nỗ lực “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông. Theo tờ báo này, lý do của việc Trung Quốc đưa vụ giàn khoan Hải Dương 981 ra Đại hội đồng LHQ là Trung Quốc cho rằng nước này sở hữu quần đảo Hoàng Sa và không có tranh chấp tại đây. Tuy nhiên, tài liệu do Trung Quốc đưa ra cố tình quên thực tế rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc sở hữu của Việt Nam và Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm đóng năm 1974. The Diplomat nhận định trên thực tế Trung Quốc lo ngại việc Việt Nam có thể kiện nước này ra tòa án quốc tế. Nếu làm như vậy, Việt Nam chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của Mỹ, Nhật, Australia và rất nhiều nước khác. Bằng việc chủ động đưa vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 ra LHQ, Trung Quốc muốn cản trở Việt Nam kiện ra tòa án quốc tế.
Cũng theo tờ The Diplomat, việc “quốc tế hóa” là bước đi mạo hiểm của Trung quốc bởi trên thực tế bản đồ “đường lưỡi bò” của nước này hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Do đó, Trung Quốc sẽ đối mặt với nguy cơ thua kiện.
H. Điệp (Tổng hợp)

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.