Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Tây Phi

Lộ trình chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình sau khi ông tái đắc cử hồi tháng 3 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của châu Phi trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc.

Sau UAE, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ đến thăm Senegal, Rwanda, Nam Phi và Mauritius. Địa chỉ của chuyến công du cho thấy Trung Quốc sẵn sàng tăng cường ảnh hưởng chính trị và sự hiện diện kinh tế ở tất cả các vùng trên lục địa này. Trả lời phỏng vấn Sputnik, chuyên gia Viện Nghiên cứu châu Phi thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bà Tatiana Deich đã nhấn mạnh điều đó.

Chuyến đi châu Phi hiện nay của nhà lãnh đạo Trung Quốc có một nét đặc trưng mà bà Tatiana Deutsch lưu ý:

"Ngoại trừ Nam Phi, tất cả các nước mà Tập Cận Bình đến thăm đều không giàu tài nguyên. Chuyến thăm này cho thấy quan hệ Trung Quốc - châu Phi không chỉ thể hiện mối quan tâm của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên châu Phi. Phương Tây từ lâu đã chỉ trích Trung Quốc, rằng đối với Bắc Kinh, các nước chính yếu là Angola, bởi vì có dầu mỏ, và Nigeria, bởi vì ở đó cũng có dầu mỏ. Tuy nhiên, cũng như với các nước khai thác dầu, Trung Quốc dành nhiều sự chú ý cho Senegal, Rwanda và Mauritius, mở rộng quan hệ với các nước này trong tất cả các lĩnh vực". 

Theo các cuộc thăm dò gần đây, 65% người dân Senegal coi ảnh hưởng của Trung Quốc trong nước là tích cực hoặc rất tích cực. Trong số các lý do cho đánh giá này là họ được đảm bảo công ăn việc làm tốt, tạo việc làm trong các doanh nghiệp có vốn Trung Quốc.

Chuyên gia của Viện truyền thông Trung Quốc, ông Jan Mian cho rằng, bất chấp khoảng cách lớn nhất so với các phần khác của châu lục, nhưng Trung Quốc có thể kết nối khu vực Tây Phi này với dự án "Vành đai và con đường".

"Trung Quốc luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hữu nghị với các nước châu Phi. Tất nhiên, Tây Phi là một phần quan trọng trong ngoại giao châu Phi của Trung Quốc. So với các khu vực khác của châu Phi, trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc thực sự hiếm khi đến thăm các nước Tây Phi. Lý do cho điều này là các cuộc bạo động thường xuyên xảy ra trong khu vực, không thuận lợi chuyến đi. Kể từ năm ngoái, tình hình theo nghĩa này đang được cải thiện. 

Trung Quốc kéo cờ trên căn cứ Djibouti.
Trung Quốc kéo cờ trên căn cứ Djibouti.
Trung Quốc và các nước Tây Phi có lịch sử duy trì quan hệ hữu nghị, cũng như trao đổi thương mại, quan hệ kinh tế và nhân đạo. Chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình đến Senegal - cửa ngõ vào Tây Phi -cũng sẽ góp phần củng cố thêm quan hệ của Trung Quốc với các nước trong khu vực. Nhờ chuyến thăm này, Trung Quốc có thể mở rộng dự án "Vành đai và con đường" của mình cho khu vực châu Phi này."

Hơn nữa, Senegal gắn với Đại Tây Dương, nên nước này có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. Xét cho cùng, hiện tại Bắc Kinh chưa kiểm soát được cơ sở hạ tầng cảng ở bờ biển phía tây châu Phi, điều sẽ giúp giải quyết mục tiêu đầy tham vọng biến Trung Quốc thành cường quốc biển lớn.

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.