Trung Quốc và Hoa Kỳ mở đầu năm 2019 bằng việc “dập lửa” cuộc chiến thương mại

Vào đầu tuần thứ hai của tháng 1, phái đoàn chính phủ Hoa Kỳ sẽ thăm Bắc Kinh để đàm phán thương mại. Bloomberg đưa tin. Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã công bố kế hoạch của các bên tổ chức đàm phán thương mại vào tháng đầu tiên của năm 2019.
Đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ
Đối thoại cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ
Điều tương tự cũng được tuyên bố bởi người đứng đầu Bộ Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin.

Sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý tạm dừng cuộc chiến thương mại và bắt đầu tham vấn vào ngày 1 tháng 12 tại Buenos Aires, không có mối đe dọa mới nào từ phía Mỹ chống lại Trung Quốc. Các nhà quan sát giải thích điều này như một dấu hiệu xác định sự tiến bộ.

Ngày 22/12/2018, Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ "đã có những tiến bộ mới" trong các vấn đề về cán cân thương mại và sở hữu trí tuệ. Tiến độ đã được thực hiện thông qua tham vấn qua điện thoại của những vị đại diện chính thức của hai nước. Trước đó, vào ngày 14 tháng 12, Bắc Kinh tuyên bố rằng từ ngày 1 tháng 1 năm 2019 họ sẽ đình chỉ việc thu thêm thuế quan đối với ô tô và phụ tùng thay thế được sản xuất tại Mỹ. Các bên cũng đã chuẩn bị những bản báo cáo về việc khởi động lại cơ chế mua-bán đậu nành và tự do hóa các quy tắc đầu tư của Mỹ vào thị trường Trung Quốc.

Mỹ sẽ không đồng ý với những biện pháp nửa vời trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
Mỹ sẽ không đồng ý với những biện pháp nửa vời trong đàm phán thương mại với Trung Quốc
Trong bối cảnh đó, các cuộc tham vấn Trung-Mỹ sắp tới có thể diễn ra theo chiều hướng khá tích cực.

Phái đoàn Hoa Kỳ sẽ do Phó đại diện thương mại Jeffrey Jerrish đứng đầu. Đây chưa phải là mức đại diện cao nhất, điều này cũng đồng nghĩa với việc hai bên hiện giờ chưa thực sự mong muốn đạt được thỏa thuận thương mại đầy đủ định dạng. 

Ông Alexandr Lamanov, chuyên gia từ Viện Viễn Đông (Nga) cho biết:

Có thể thỏa thuận về việc giảm thâm hụt thương mại của Mỹ. Về nguyên tắc, Trung Quốc đã sẵn sàng đồng ý về điều này sớm hơn, giống như đã sẵn sàng đàm phán. Bên cạnh đó, phía Hoa Kỳ có thể đàm phán tăng khả năng tăng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với các nhà sản xuất Mỹ, không chỉ hàng hóa, mà cả dịch vụ. Chẳng hạn, số lượng công ty bảo hiểm Mỹ có thể tăng, có thể có nhiều ngân hàng hơn, có thể có nhiều loại hình giải trí hơn. Tất nhiên, tại thị trường Trung Quốc, có thể tìm thấy nhiều không gian hơn cho dầu tự nhiên và khí hóa lỏng của Mỹ. Điều này áp dụng tương tự cho đậu nành Mỹ. Tất cả những gì liên quan đến việc tăng mua sản phẩm của Mỹ, thì thỏa thuận có thể đạt được.

Đối với việc Trung Quốc  khó có thể từ bỏ tham vọng khoa học và công nghệ của mình dưới áp lực của Mỹ. Trung Quốc sẽ không từ bỏ kế hoạch hiện đại hóa khoa học và công nghệ. Bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác, Bắc Kinh sẽ quảng bá các sản phẩm công nghệ cao của mình ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là thiết bị của Huawei và ZTE.

Trong khi đó, sáng 3/1 hãng Reuters đã thông tin rằng: Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể ban hành một nghị định vào tháng 1 nhằm cấm các công ty Mỹ mua thiết bị viễn thông từ các nhà sản xuất nước ngoài. Theo tin tức của cơ quan này, tên của các công ty Huawei và ZTE dường như không xuất hiện trong văn bản nghị định, nhưng rất ít nhà quan sát tin tưởng tài liệu này không chống lại hai công ty nói trên.

tin mới

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.