Trước chỉ trích của Trump, Đức xem xét dự án vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan

Lan Hạ (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Đức phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga, Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ có chuyến thăm Azerbaijan trong tuần này, để thảo luận việc phát triển một đường ống khí đốt miền Nam nhằm vận chuyển khí đốt từ mỏ khí đốt Azeri (từ vùng biển Caspi thuộc Azerbaijan) sang châu Âu.
Tổng thống Trump đã chỉ trích Đức là “tù nhân” của Nga. Ảnh: Getty
Tổng thống Trump đã chỉ trích Đức là “tù nhân” của Nga. Ảnh: Getty
Chuyến thăm này cho thấy quan điểm cởi mở của Thủ tướng Merkel trong việc tìm kiếm nguồn cung khí đốt thay thế hợp lý, kể cả khi nhà lãnh đạo Đức duy trì cam kết với dự án đường ống khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2, vốn sẽ vận chuyển khí đốt trực tiếp từ Nga tới Đức thông qua Biển Baltic.

Một quan chức cấp cao trong chính phủ Đức cho rằng: “Chúng tôi có lợi ích lớn trong việc phát triển hơn nữa Hành lang phía Nam. Đây là một phần trong chiến lược đa dạng hóa của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vận chuyển khí đốt từ các khu vực khác, không chỉ từ Nga, sang châu Âu”. 

Theo giới chức Đức, tại thủ đô Baku (Azerbaijan), Thủ tướng Merkel sẽ thảo luận các vấn đề năng lượng, trong đó có việc cải thiện cơ sở hạ tầng để giúp vận chuyển khí đốt từ Azerbaijan tới châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. 

Azerbaijan được đánh giá sẽ đóng vai trò quan trọng, trong bối cảnh nước này đang lên kế hoạch triển khai giai đoạn hai của đường ống khí đốt từ cánh đồng Shah Deniz rộng lớn tới châu Âu.

Shah Deniz II dự kiến sẽ sản xuất 16 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm kể từ năm 2020, với 10 tỷ mét khối dành cho châu Âu, còn 6 tỷ mét khối dành cho Thổ Nhĩ Kỳ và Gruzia. Sau đó, khí đốt có thể được vận chuyển từ Turkmenistan, Iran và Iraq tới châu Âu.

Trong một dấu hiệu cho thấy tiến triển, trong tháng này, Iran, Nga, Kazakhstan, Turkmenistan và Azerbaijan đã nhất trí về mặt nguyên tắc cách phân chia nguồn khí đốt và dầu thô khổng lồ của Biển Caspi.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AP
Tuy nhiên, đường ống khí đốt phía Nam đang bị lấn át bởi Dòng chảy phương Bắc 2, một sáng kiến của tập đoàn Gazprom, vốn sẽ tăng gấp đôi năng lực xuất khẩu của Nga tới châu Âu lên 110 tỷ mét khối. Hầu hết các ngành công nghiệp Đức hoan nghênh dự án này, bởi khi đó giá khí đốt sẽ rẻ nhất có thể. 

Hồi tháng trước, Tổng thống Trump, người đã hối thúc Đức mua thêm khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ, đã chỉ trích Đức là “tù nhân’ của Nga, do sự phụ thuộc của nước này vào năng lượng Nga, một cáo buộc mà Berlin bác bỏ. Ông Trump cũng đánh giá dự án Dòng chảy phương Bắc 2 là “khủng khiếp”. 

Hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Merkel đã thảo luận vấn đề năng lượng với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một cung điện ngoại ô thủ đô Berlin. Bà Merkel cũng sẽ tới Gruzia và Armenia, trong khuôn khổ chuyến công du 3 ngày, bắt đầu từ ngày mai 23/8. Trong ngày 25/8, nhà lãnh đạo Đức sẽ có cuộc hội đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.