Trường học vùng cao Nghệ An sẽ đánh trống báo hiệu nếu thủy điện xả lũ bất ngờ

(Baonghean.vn) - Khi thủy điện xả lũ bất ngờ, các trường sẽ ra hiệu lệnh khẩn cấp bằng một hồi trống liên tục. Toàn bộ học sinh và giáo viên sẽ lập tức di chuyển theo lối mòn lên đỉnh núi phía sau trường.

Thống nhất hiệu lệnh khẩn cấp

Trường THCS Bán trú Lượng Minh (Tương Dương) nằm bên cạnh sông Nậm Nơn, giữa hai thủy điện lớn là Bản Vẽ phía thượng nguồn và Nậm Nơn phía hạ nguồn. Tình thế bị “kẹt” thực sự nguy hiểm trong mùa mưa lũ, nhất là khi mưa to, lũ từ thượng nguồn đổ về, các thủy điện ồ ạt xả lũ, đất đá sạt lở lấp hết đường đi.

1.	Giờ tan học của học sinh Trường Tiểu học 1 Na Ngoi (Kỳ Sơn). Ảnh: CK
Giờ tan học của học sinh Trường Tiểu học 1 Na Ngoi (Kỳ Sơn). Ảnh: Công Kiên

Trong tình huống ấy, nếu các em học sinh vẫn đi lại trên các tuyến đường và dọc bờ sông, khe suối sẽ rất dễ bị nước cuốn hoặc tai nạn thương tích. Chưa kể, ở đây mật độ khe suối dày đặc với đặc điểm ngắn và dốc, chỉ cần một trận mưa lớn là nước dâng cao, cuồn cuộn chảy xiết. Để đến trường, các em học sinh ở bản Đửa, Minh Tiến, Minh Thành và Chăm Puông phải nhiều lần vượt qua khe suối nên khó đảm bảo an toàn khi mưa lũ bất ngờ.

Nhận thức được những ẩn họa trong mùa lũ, nhà trường và chính quyền địa phương đã có những biện pháp thiết thực đảm bảo an toàn cho các em học sinh.

“Bắt đầu vào năm học, chúng tôi tiến hành khảo sát, xác định các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng học sinh, trong đó nguy cơ đuối nước và tai nạn thương tích có thể nói rất lớn. Từ đó, xây dựng các phương án và tìm các biện pháp đảm bảo an toàn”.

Thầy Trần Hưng Thái - Hiệu trưởng Trường THCS Bán trú Lượng Minh

Ảnh: Đức Anh
Niềm vui đến lớp của học sinh Trường Tiểu học Tam Thái (Tương Dương). Ảnh: Đức Anh

Theo thầy Thái, trước ngày khai giảng, nhà trường tổ chức một buổi tuyên truyền về phòng, chống đuối nước và thương tích cho học sinh. Các thầy, cô giáo đã nêu những tình huống cụ thể, sát với thực tế tại địa phương để học sinh nắm vững và thực hiện. Đặc biệt, thống nhất hiệu lệnh khẩn cấp bằng một hồi trống liên tục khi xẩy ra tình huống các thủy điện xả lũ bất ngờ với cường độ lớn.

Khi có hiệu lệnh, toàn bộ học sinh và giáo viên sẽ lập tức di chuyển theo lối mòn lên đỉnh núi phía sau trường để đảm bảo an toàn. Bình thường, những em ở gần trường không thuộc diện bán trú, nhà trường luôn nhắc nhở, phối hợp với gia đình để quản lý một cách tốt nhất. Còn với học sinh bán trú, tuyệt đối cấm ra sông tắm giặt, vận động các em không về nhà trong những ngày mưa lớn…

Cũng ở Tương Dương, Trường THCS Bán trú Hữu Khuông nằm giữa lòng hồ thủy điện Bản Vẽ. Phần lớn học sinh đến trường bằng phương tiện thuyền máy và cuốc bộ, mùa mưa lũ cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ đuối nước và tai nạn do sạt lở đất đá. Ở vùng sông nước, các em nhỏ ít nhiều đã có kỹ năng đảm bảo an toàn nhưng không có nghĩa là nhà trường và chính quyền địa phương có thể chủ quan, buông lỏng.

Ảnh: CTV
Phần lớn học sinh ở xã Hữu Khuông (Tương Dương) phải đi thuyền máy đến trường. Ảnh: CTV

Hiệu trưởng Nguyễn Đức Sơn cho hay, đầu năm học nhà trường đã tổ chức quán triệt cho toàn bộ học sinh về nguy cơ và biện pháp phòng, tránh đuối nước, tai nạn thương tích trong mùa mưa. Cùng với đó là kỹ năng tham gia phương tiện giao thông đường thủy (mặc áo phao, tư thế ngồi, quy trình lên, xuống thuyền) cũng được phổ biến cụ thể.

Những ngày diễn ra mưa lũ, nhà trường bố trí giáo viên túc trực 24/24 giờ, không để học sinh về nhà khi mực nước đang dâng cao. “Thời điểm này, nhà trường thường xuyên phối hợp và liên lạc với UBND xã, Ban quản lý các bản để nắm bắt tình hình thực tế trên địa bàn, kịp thời có phương án xử lý khi xảy ra mưa lũ”, thầy Sơn nói. 

Xây dựng phương án cụ thể cho mỗi địa bàn

Ở Tương Dương còn có nhiều xã có khe suối dày đặc, nguy cơ lũ quét, lũ ống và sạt lở đất rất cao như “rốn lũ” Yên Tĩnh và các xã Nhôn Mai, Mai Sơn, Tam Hợp, Lưu Kiền, Xá Lượng…

“Huyện thường xuyên chỉ đạo các xã và trường học thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho học sinh trong mùa mưa lũ. Khi dự báo có khả năng xẩy ra mưa, bão, huyện đều có công điện yêu cầu cán bộ và nhân dân tích cực phòng, chống, đôn đốc thực hiện đảm bảo an toàn tại các trường học”.

Ông Lô Thanh Nhất  -  Phó Chủ tịch UBND huyện

Ảnh: Đình Tuân
Cùng với đi thuyền, học sinh ở xã Hữu Khuông (Tương Dương) còn phải cuốc bộ trên những con đường nhỏ cheo leo. Ảnh: CTV

Nhiều địa bàn khác ở miền núi - vùng cao như Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu… đều có mật độ khe suối lớn, nước thường xuyên dâng cao khi có mưa lớn. Chẳng hạn, xã Thạch Ngàn (Con Cuông), có những điểm trường phải qua 5 - 7 cầu tràn, chỉ cần trời mưa to một lúc là ngập nước, UBND xã và các trường phải cử cán bộ, giáo viên túc trực hai đầu cầu.

Nếu mực nước quá lớn sẽ không để học sinh đi qua, nếu mực nước đang thấp tổ trực thay nhau đưa các em qua suối. Hay như ở xã Châu Khê (Con Cuông), muốn vào bản Khe Nóng phải 7 lần vượt suối, lại thường hay mưa lớn nên qua lại hết sức khó khăn. Thời điểm này, các thầy, cô Trường THCS Châu Cam vận động học sinh bản Khe Nóng không nên về nhà vào cuối tuần khi không có việc cần thiết, nếu có việc cần phải có bố mẹ ra đón.

Ảnh: Đình Tuân
Con đường tới trường của học sinh xã Yên Tĩnh (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân

Còn xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn) nằm đầu nguồn sông Nậm Nơn, từ trung tâm xã về các bản vùng xa như Cha Nga, Xốp Dương, Nhọt Lợt… còn hết sức khó khăn. Đường đi phải di chuyển bằng thuyền xe máy, có khi phải đi bộ theo lối mòn và dọc sông suối nên việc đảm bảo an toàn cho các em học sinh là mối quan tâm thường trực của các nhà trường và chính quyền địa phương.

Như nhiều địa phương khác, công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho học sinh và các bậc phụ huynh được tiến hành thường xuyên. Việc quản lý, giám sát học sinh trong thời điểm xẩy ra mưa lũ luôn được thực hiện nghiêm túc. 

Đoàn viên - thanh niên xã Hữu Khuông (Tương Dương) giúp Trường Mầm non lát sân, đảm bảo an toàn cho học sinh. Ảnh: CTV
Đoàn viên - thanh niên xã Hữu Khuông (Tương Dương) giúp Trường Mầm non lát sân, đảm bảo an toàn cho học sinh. Ảnh: CTV

Theo lãnh đạo địa phương, mỗi khi có mưa lớn đều nhắc các trường học và Ban quản lý các bản đặc biệt quan tâm đến sự an toàn của học sinh trong những ngày mưa lũ. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng phương án cụ thể khi trên địa bàn có nguy cơ xẩy ra lũ quét, lũ ống để tránh tình trạng bị động, lúng túng...

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.