Truyền thông Triều Tiên ca ngợi những bước tiến trong quan hệ liên Triều

Truyền thông Triều Tiên vừa nhấn mạnh tới hòa bình và thịnh vượng giữa hai miền Triều Tiên, đồng thời kêu gọi nỗ lực vun đắp những thành tựu mà hai nước đã đạt được kể từ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4/2018 vừa qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. Ảnh: Reuters
Thông điệp này đã được tờ Rodong Sinmun – cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Triều Tiên đăng tải trong một bài viết ngày 17/9 – tức chỉ 1 ngày trước khi Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in thực hiện chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Triều Tiên để tiến hành Hội nghị thượng đỉnh lần 3 với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, dự kiến diễn ra trong hai ngày 18 - 19/9.

Bài viết cho rằng, hai miền Triều Tiên nên tích cực mở ra một trang sử mới, thịnh vượng và tái thống nhất bằng cách tập trung sức mạnh, trí tuệ và coi trọng những thành tựu đạt được trên con đường hướng tới việc thực hiện tuyên bố Panmunjom. “Các cuộc đối thoại và các dự án hợp tác đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực khác nhau như là một phần của các nỗ lực thực hiện tuyên bố Panmunjom và trong quá trình này, người dân hai nước đang ngày càng tỏ ra hài lòng vì họ đang tiến tới sự hòa giải, thống nhất, hòa bình và thịnh vượng” – thông điệp trên tờ Rodong Sinmun viết.

Tờ Rodong Sinmun ca ngợi những tiến bộ gần đây trong quan hệ liên Triều, đồng thời xem đây là những thành tựu lớn lao góp phần mở ra cánh cửa dẫn dắt tới một tương lai tươi sáng, vì mục tiêu tái hòa giải giữa hai miền. Bài viết nhấn mạnh lập trường quyết đoán của Triều Tiên nhằm duy trì các mối quan hệ liên Triều đi trên một con đường mới của hòa bình, hòa giải và hợp tác.

Bài viết trên tờ Rodong Sinmun không trực tiếp đề cập tới Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sắp diễn ra trong tuần này, tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, thông qua việc nhấn mạnh những tiến triển trong quan hệ liên Triều, hòa bình và sự hòa giải, Triều Tiên dường như đang muốn đề cập tới những “đường hướng chung” trong chính sách đối với Hàn Quốc trong thời gian tới.

Trong khi đó, Hàn Quốc cũng vừa bày tỏ quan điểm ủng hộ lời kêu gọi của Triều Tiên trong việc thực hiện tuyên bố Panmunjom và khẳng định rằng, nội dung trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh liên Triều sắp diễn ra sẽ là thảo luận về những điều mà hai bên đã và chưa làm được trong thời gian qua.

Phát biểu tại một trung tâm báo chí phục vụ Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại thủ đô Seoul, ngày 17/9, Chánh Văn phòng phủ Tổng thống Hàn Quốc Im Jong-seok nói: “Điều quan trọng bậc nhất hiện nay là tuyên bố Panmunjom đã được thông qua… Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ đưa ra lời xác nhận về những điều đã làm được, dựa trên tinh thần của bản thỏa thuận và những thành tựu mà họ đã đạt được cho tới nay. Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về các biện pháp phát triển ổn định và chi tiết”.

Ông Im Jong-seok cho biết, Tổng thống Moon Jae-in sẽ tận dụng cơ hội gặp gỡ sắp tới với nhà lãnh đạo Kim Jong-un để thảo luận về cách thức phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc gặp thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo các bên, ông Im Jong-seok nói: “Phải tới gần đây, phi hạt nhân hóa mới trở thành nội dung chính trong các cuộc thảo luận giữa Triều Tiên và Mỹ… Hiện giờ, phi hạt nhân hóa cũng đã trở thành một nội dung chủ chốt tại Hội nghị thượng đỉnh liên Triều… Vấn đề này không thể được thảo luận ở cấp sự vụ và nếu như có thể thảo luận ở cấp sự vụ, thì cũng khó lòng đạt được thỏa thuận”.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.