![]() |
Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối; lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các trưởng phó phòng các cơ quan, đơn vị thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh. Ảnh: Hoài Thu |
Mô hình Nhà nước KTPT nằm giữa mô hình Nhà nước điều chỉnh và Nhà nước kế hoạch hóa tập trung. Nghĩa là Nhà nước KTPT đề ra đường lối phát triển và tích cực tác động vào thị trường để thúc đẩy thị trường phát triển.
![]() |
Đông đảo đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Hoài Thu |
Còn theo Adrian Leftwith, Nhà nước KTPT có các đặc điểm:
1. Có một tầng lớp công chức hành chính tinh hoa hỗ trợ nhà nước. Chính sách phát triển của nhà nước chịu ảnh hưởng của tầng lớp công chức ưu tú này.
2.Nhà nước có tính độc lập, tự chủ cao trước áp lực của các nhóm lợi ích và luôn đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Để thực hiện, các nhà lãnh đạo nhất định phải vượt qua được tư duy nhiệm kỳ thì mới có thể thành công.
3.Nhà nước điều phối kinh tế qua một số thiết chế chuyên biệt và có thực quyền, tức là đưa quyền lực về những nhà chuyên nghiệp, những nhà chính trị biết hiểu lòng dân, hiểu xu thế để cân đối, đưa ra chính sách phát triển.
4.Xã hội dân sự yếu, chính quyền mạnh và kiểm soát xã hội dân sự rất chặt, đặc biệt là trong thời kỳ đầu. Đây là đặc trưng rất cần ở Việt Nam và cần được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ.
5.Nhà nước ít chịu ảnh hưởng bởi các lợi ích kinh tế tư nhân.
6. Các quyền dân sự bị hạn chế, đặc biệt là trong thời kỳ đầu.
Còn theo UNDP (chương trình phát triển của Liên hợp quốc), mô hình Nhà nước KTPT gồm:
1. Bộ máy hành chính quan liêu mạnh, có thẩm quyền, không bị chính trị hóa, không bị áp lực của các cuộc bầu cử và kinh doanh.
2.Giới lãnh đạo mạnh mẽ, có tầm nhìn, có cam kết và năng lực.
3.Kế hoạch phát triển quốc gia hiệu quả và đúng hướng.
4.Có khả năng điều phối các hoạt động kinh tế và các nguồn lực.
5.Hỗ trợ các tầng lớp doanh nhân của quốc gia, những người sẽ phát triển thành giai cấp tư sản quốc gia.
6.Đầu tư nâng cao năng lực con người thông qua y tế, giáo dục và các cơ sở hạ tầng xã hội.
7.Thúc đẩy pháp quyền, công lý và giữ vững ổn định chính trị để đảm bảo niềm tin của thị trường.
![]() |
Nội dung chuyên đề do TS Nguyễn Sỹ Dũng trình bày. Ảnh: Hoài Thu |
Ở Việt Nam, theo TS Nguyễn Sỹ Dũng, thuật ngữ “Chính phủ KTPT” lần đầu được nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nêu ra. Và thuật ngữ “Chính phủ KTPT” trở nên nổi tiếng nhờ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Thực chất, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới năm 1986, nước ta đã phát triển theo hướng Nhà nước KTPT. Đó là việc thực hiện nhà nước hoạch định đường lối công nghiệp hóa; cơ chế thị trường được công nhận nhưng có sự can thiệp của nhà nước, tức nhà nước tích cực can thiệp vào thị trường.
Song, chúng ta chưa thật sự thành công là vì đã thực hiện công nghiệp hóa dựa vào các doanh nghiệp nhà nước là chính; chúng ta không có một đội ngũ quan chức hành chính - công vụ tài giỏi và độc lập.