Tưng bừng khai hội Đền Bạch Mã

(Baonghean.vn) - Trong ngày khai hội 17/3 (tức ngày 9/2 năm Bính Thân), nhiều hoạt động tại Lễ hội đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương diễn ra sôi nổi.

Sau lễ khai mạc, tại sân đền và các sân vận động trong xã diễn ra các môn thi đấu thể thao, trò chơi dân gian như: bóng chuyền, bóng đá, vật cù, ném còn… hội thơ, trưng bày tranh ảnh tuyên truyền cổ động về Đền Bạch Mã và biển đảo với chủ đề “Trường Sa trong lòng Tổ Quốc Việt Nam” thu hút đông đảo người xem.

Hội vật cù - nét độc đáo của Lễ hội Đền Bạch Mã.
Vật cù - nét độc đáo của Lễ hội Đền Bạch Mã thu hút đàn ông từ lứa tuổi thanh niên trở lên tham gia nhiệt tình. Trên một khoảng sân, thường có khoảng 14 người chia hai bên cởi trần, tìm cách lừa nhau để ôm cho được quả bóng bằng củ chuối gọt nhẵn chạy về bỏ vào chuồng (lỗ nhỏ được đào theo hình vuông hoặc tròn, gần như là vừa khít với quả cù) đối phương là thắng cuộc. 
Các trận thi đấu bóng chuyền diễn ra gay cấn.
Các trận thi đấu bóng chuyền diễn ra gay cấn.
Triển lãm tranh, ảnh về Lễ hội và Trường Sa.
Triển lãm tranh, ảnh về Lễ hội và Trường Sa.

Cũng trong sáng nay, tại mộ phần Phan Đà ở xã Thanh Long và Phủ Ngoại ở thôn Khai Tiến diễn ra lễ tế, dâng hương tưởng nhớ vị dũng tướng đã hi sinh vì sự nghiệp đánh đuổi quân Minh giải phóng đất nước.

Lễ rước thần trong lễ hội đền Bạch Mã.
Lễ rước thần trong lễ hội đền Bạch Mã.

Buổi chiều cùng ngày đã diễn ra lễ rước thần từ đền Bạch Mã đến Phủ Ngoại, đi qua hầu khắp các thôn trong xã Võ Liệt, mỗi thôn đều lập bàn thờ và tổ chức nghênh đón trang nghiêm.

Viết thư pháp tại sân đình.
Viết thư pháp tại sân đền.

Đêm 17/2 tại sân đền diễn ra chương trình giao lưu văn nghệ và thi người đẹp lễ hội. Ngày 18/2 diễn ra lễ tế thần, lễ tạ và tiếp tục thi đấu một số môn thể thao, trò chơi dân gian.

Đền Bạch Mã xây dựng vào thế kỷ XV, thờ thần Phan Đà “Đô thiên đại đế Bạch Mã thượng đẳng phúc thần” - vị tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đền đã được Nhà nước công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá - Kiến trúc nghệ thuật năm 1994.

                      Huy Thư   

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.