Tước hiệu, chức năng Hồng y, Hồng y đoàn trong Giáo hội Công giáo

An Thanh (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Hồng y (Cardinal) xuất phát từ nguyên ngữ Latin “Cardo” có nghĩa là “cái bản lề” (hinge) tức bộ phận then chốt để giữ cho cánh cửa được đứng vững trong khung cửa. Từ ý nghĩa này đã nói lên các Hồng y được ví như là "nhân vật chủ chốt" trong hàng giáo phẩm cao cấp của Giáo hội Công giáo.

Hiện nay, có 226 Hồng y còn sống, trong đó 124 Hồng y cử tri (dưới 80 tuổi) nằm trong danh sách có thể bầu làm Giáo hoàng. Hồng y là một tước hiệu cao quý và cao cấp của Giáo hội Công giáo Roma (chỉ đứng sau Giáo hoàng), nên không có phong chức mà chỉ cắt đặt hay cấu thành.

Tước hiệu cao quý

Tước hiệu Hồng y xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII hoặc thứ VIII sau các chức Giám mục, Linh mục và phó tế. Việc phong tước Hồng y do Giáo hoàng toàn quyền chỉ định, chỉ cần người ấy là nam giới, đã chịu chức linh mục và nổi bật trên nhiều lĩnh vực.

Kể từ khi được công bố Hồng y, được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ theo Giáo luật quy định. Hồng y được nhận một tước hiệu của Giáo hội ngoại thành Roma hay một nhà thờ nội thành Roma, nơi đó Hồng y chỉ được quyền bảo trợ, cố vấn chứ không có quyền lãnh đạo hay can thiệp vào công việc của nhà thờ.

Hồng y thường đi theo 3 chức thánh là: Hồng y Giám mục, Hồng y linh mục và Hồng y phó tế.

Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trước Nhà thờ Lớn Hà Nội (Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) hồi tháng 5/2010. Ảnh: Reuters
Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Hà Nội Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trước Nhà thờ Lớn Hà Nội (Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) hồi tháng 5/2010. Ảnh: Reuters

Hồng y Giám mục (Cardinal Bishops): Là Giám mục của các giáo phận phụ cận Roma và được Giáo hoàng sử dụng như là những cố vấn. Từ thế kỷ XIII Giáo hoàng Innocent IV (1245) và sau đó là Giáo hoàng Boniface VIII (1294) quy định trong một số trường hợp đặc biệt các giám mục chủ chốt được quyền đội mũ đỏ, mặc áo bào đỏ và từ đó các giám mục này được gọi là "Giám mục Hồng y".

Năm 1567, Giáo hoàng Piô V ra thông dụ chính thức xác định Giám mục Hồng y là danh hiệu cao cấp trong Giáo hội Công giáo Roma. Hiện có 6 Hồng y là Hồng y Giám mục mang tước hiệu 6/7 giáo phận phụ cận Roma (Ostie, Proto Sainte Sabine, Albano,Velestri, Palestrina, Sabina, Francasti, riêng giáo phận Ostie chỉ dành riêng cho người đứng đầu Hồng y đoàn (Hồng y niên trưởng).

Theo Giáo luật các Thượng phụ Công giáo Đông phương nếu được bổ nhiệm làm Hồng y thì luôn là Hồng y Giám mục và vẫn giữ nguyên tước hiệu Tòa thượng phụ của mình.

Hồng y linh mục (Cardinal Priets): Là các Hồng y cai quản các giáo hội địa phương ở ngoài giáo phận Roma.

Hồng y phó tế (Cardinal Deacons): Là các Hồng y có chức vụ trong Tòa Thánh Vatican và được nhận tước hiệu ở một giáo phận khác. Các vị này phần lớn là Hồng y Tổng trưởng hoặc Chủ tịch các cơ quan trung ương trong Giáo triều Roma. Nếu ở Roma thì những vị này là cố vấn cho Giáo hoàng, nếu ở các giáo phận khác thì họ là cố vấn cho các Giám mục giáo phận. Trong các cuộc bầu cử Giáo hoàng, Hồng y phó tế có nhiệm vụ loan báo cho giáo dân tên vị Giáo hoàng mới đắc cử và là người thay mặt Giáo hoàng trao dây “Pallium” cho các Tổng Giám mục hay gửi qua các vị đại diện các Tổng Giám mục.

Việc phân biệt này chỉ có tính cách truyền thống và hình thức mà thôi. Theo thông lệ, các vị Tổng Giám mục của các Tổng giáo phận ngoài Roma được đặt làm Hồng y hiệu tòa linh mục, còn các Hồng y đứng đầu các cơ quan trung ương của Tòa Thánh được đặt làm Hồng y hiệu tòa phó tế. Hồng y hiệu tòa linh mục có thể chuyển sang hiệu tòa Hồng y Giám mục (khi có chỗ trống trong hàng Hồng y Giám mục) và thông thường sau 10 năm làm Hồng y hiệu tòa phó tế có thể chuyển lên hàng Hồng y hiệu tòa linh mục.

Ngoài ra còn có Hồng y bảo trợ do ủy quyền của Tòa Thánh, có phận sự bảo trợ, làm cố vấn cho một dòng tu, nhất là dòng nữ và Hồng y nội thần trong Giáo triều Rôma. Hồng y nội thần có nhiệm vụ trông coi Giáo triều, quản lý tài sản và luật pháp của Tòa thánh sau khi Giáo hoàng qua đời hoặc từ chức cho đến khi bầu được Giáo hoàng mới, vị này được Giáo hoàng chỉ định hoặc do Hồng y đoàn bầu.

Trong lịch sử Giáo hội có những Hồng y không phải là người có chức thánh nhưng là một tước hiệu danh dự, một số người thuộc hoàng gia thân quyến của Giáo hoàng cũng được mang tước hiệu Hồng y. Trước năm 1917 để được phong Hồng y không cần phải là người chịu chức linh mục; nhưng với thời gian tước vị Hồng y ngày càng trở nên quan trọng và được quy định chặt chẽ hơn.

Nhà thờ Đức bà, công trình kiến trúc lâu đời tại TP HCM. Ảnh: Việt Linh
Nhà thờ Đức bà, công trình kiến trúc lâu đời tại TP HCM. Ảnh: Việt Linh

Trong những thế kỷ đầu, các Hồng y chỉ phục vụ trong giáo triều Roma, Hồng y linh mục, Hồng y phó tế đều là giáo sĩ của giáo phận Roma và Hồng y Giám mục cũng là Giám mục của một giáo phận phụ cận Roma.

Đến thế kỷ XI mới bắt đầu có các giáo sĩ ở ngoài Roma được phong Hồng y để phục vụ trong Giáo triều Roma. Sang thế kỷ XIII bắt đầu có các Giám mục cai quản các giáo phận ở các quốc gia khác nhau được phong Hồng y, nhưng các Hồng y này đều phải về Roma ở và phục vụ trong giáo triều.

Đến thế kỷ XVI, sau Công đồng Tridentinô các Hồng y được phong từ nhiều quốc gia được ở lại phục vụ trong giáo phận của mình. Cũng từ đây hình thành 2 loại Hồng y: Hồng y cư ngụ và làm việc tại Roma (số này được gọi là Hồng y Giáo triều) và Hồng y làm Giám mục giáo phận ở rải rác trên khắp thế giới. Các Hồng y coi sóc các giáo phận phải về Roma mỗi khi Giáo hoàng triệu tập.

Trong thực tế chỉ có các Hồng y ở Giáo triều là những người giúp việc cho Giáo hoàng một cách hữu hiệu, còn các Hồng y ở rải rác khắp trên thế giới tuy có được đặt làm thành viên của nhiều Bộ ở Giáo triều nhưng cũng chỉ là để cho có tên và tham gia bầu Giáo hoàng. Hiện tại có hơn 40 Hồng y cư ngụ và làm việc tại Roma tương đương với khoảng 1/4 tổng số Hồng y của Giáo hội Công giáo.

Về phẩm phục: Ban đầu những người mang tước Hồng y nếu là Giám mục thì được mang phẩm phục màu tím, nếu là linh mục hay phó tế thì mang phẩm phục màu đen; đến thế kỷ XIII (năm 1294), Giáo hoàng Bonifacio VIII quy định những người có tước vị Hồng y không kể là giám mục, linh mục hay phó tế đều được quy định mang phẩm phục màu đỏ. Đến thế kỷ XV (năm 1464) Giáo hoàng Phaolô II thêm cho các Hồng y lúp và mũ màu đỏ.

Lần phong Đức Thánh Cha Phanxicô tấn phong Hồng y gần đây nhất là ngày 21 tháng 5 năm 2018. Các tân Hồng y được tấn phong tại lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ gồm 14 người đến từ: Iraq, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Pakistan, Bồ Đào Nha, Peru, Madagascar, Nhật Bản, Mexico và Bolivia.

Với cái chết đột ngột của Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc năm ngoái, Giáo Hội tại Việt Nam có lẽ vừa mất đi một cơ hội để có vị Hồng y thứ 7. Người cuối cùng của Giáo hội Việt Nam được tấn phong là Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (sinh 1938, đã nghỉ hưu). Ngài được bổ nhiệm Tổng Giám Mục Hà Nội vào ngày 13 tháng Năm năm 2010, và hơn 4 năm sau được tấn phong Hồng y ngày 14 tháng Hai năm 2015.

tin mới

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

Về lại ngôi làng giả sư ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Gần 20 năm trước, một ngôi làng ở xã Nghĩa Đồng (Tân Kỳ) được gọi với cái tên chẳng mấy tự hào là “làng giả sư”, bởi người dân học theo nhau đóng giả nhà sư, đi rong ruổi xin tiền, khất thực. 

Tế tổ

Ấm áp ngày Rằm tháng Giêng ở các vùng quê Nghệ An

(Baonghean.vn) - Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn, khắp các vùng quê Nghệ An rộn ràng tiếng trống tế và niềm vui hội ngộ của con cháu các dòng họ. Đây là dịp để người dân hướng về gia đình, tổ tiên, thể hiện tấm lòng hiếu kính với những thế hệ đã khuất.

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết nguyên đán Giáp Thìn huyện Yên Thành

Toà Giám mục Giáo phận Vinh chúc Tết huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024, ngày 1/2, Toà Giám mục Giáo phận Vinh do Giám mục Anphong Nguyễn Hữu Long làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các phòng, ban huyện Yên Thành.

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

Thanh niên công giáo góp sức trẻ xây dựng quê hương

(Baonghean.vn) - Hiện Nghệ An có hơn 30 nghìn thanh niên công giáo. Thời gian qua, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong tiên phong phát triển kinh tế, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.