Tướng Cương: Thách thức và cơ hội khi Việt Nam gia nhập CPTPP

Đức Chuyên - Hữu Quân

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược Bộ Công an, trao đổi về những thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

 

Sai lầm của Tổng thống Trump

Bắt nguồn từ đời Tổng thống Obama, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là Hiệp định thương mại tự do được đàm phán từ tháng 3/2010, bao gồm 12 nước thành viên là Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam. TPP được chính thức ký ngày 4/2/2016 và được dự kiến sẽ có hiệu lực từ 2018.

Tuy nhiên, sau khi nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, tháng 1/2017, Tổng thống Donald Trump đã quyết định rút khỏi TPP, mà người tiền nhiệm đã ký, khiến TPP không thể đáp ứng điều kiện có hiệu lực như dự kiến ban đầu. Dư luận Mỹ và các nước đồng minh cho rằng đây là quyết định sai lầm, thời gian sẽ trả lời.

Tổng thống Donald Trump ký văn bản chính thức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, ngày 23/1/2017. Ảnh: Reuters
Tổng thống Donald Trump ký văn bản chính thức rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, ngày 23/1/2017. Ảnh: Reuters

11 nước còn lại, trong đó Nhật Bản giữ vai trò đầu tàu và dẫn dắt đã tổ chức nhiều cuộc họp để tổ chức xây dựng một diễn đàn mới không có Mỹ. Tại diễn đàn APEC tổ chức ở Việt Nam năm 2017, đại diện 11 nước đã trao đổi những nhận thức chung về hiệp định mới. Đây là bước ngoặt cho việc ra đời một hiệp định mới.

Tháng 11/2017, 11 nước thành viên còn lại ra Tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).  Tháng 3/2018, các nước đã tổ chức ký Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

 

Tại sao gọi là hiệp định toàn diện và tiến bộ?

Vì hiệp định này vượt xa các hiệp định thương mại thông thường ở chỗ, các hiệp định thông thường được ký để giảm chi phí giao dịch, còn CPTPP đảm bảo nâng cao tiêu chuẩn lao động và môi trường ở Châu Á - Thái Bình Dương, và hướng đến đạt nhiều mục tiêu quan trọng về ngoại thương, cơ hội việc làm, nhanh chóng nâng cao đời sống của người dân 11 quốc gia.

CPTPP là một hiệp định liên kết kinh tế có quy mô lớn đầu tiên ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, với dân số của 11 quốc gia là  505 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội GDP là 10.570.000 tỷ USD, chiếm 13,1% tổng lượng kinh tế thế giới, và thương mại giữa 11 quốc gia này chiếm 15% kim ngạch thương mại toàn cầu.

Các quốc gia thành viên CPTPP. Ảnh: Internet
Các quốc gia thành viên CPTPP. Ảnh: Internet

11 thành viên là các quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương có sức sống kinh tế và tiềm lực phát triển dồi dào, nhiều nước ở trình độ rất cao như Nhật Bản, Canada, Australia... Nhiều nước là nền kinh tế mới nổi, năng động, với tốc độ tăng trưởng khá cao như Việt Nam, Mexico...

Với quy mô kinh tế lớn và sự phát triển nhanh, năng động của các nước thành viên, làm cho CPTPP có sức hấp dẫn lôi cuốn lớn với các quốc gia trong và ngoài khu vực. Hiện nay, theo nhiều nguồn tin, nhiều nước như Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Anh, Philipine, Colombia... cũng có ý định tham gia CPTPP.

 

CPTPP là phiên bản mới của Hiệp định TPP không có Mỹ

Giai đoạn 2001-2011, Mỹ sa lầy trong cuộc chiến tranh khủng bố Trung Đông. Lợi dụng Mỹ sa lầy, các cường quốc như Nga phát triển nhanh chóng, có vai trò quan trọng trên chính trường thế giới cả về kinh tế, chính trị và an ninh. Trong khi Mỹ mắc kẹt và sa lầy ở chiến tranh Trung Đông, Nga khôi phục nhanh chóng sau thời kỳ đại khủng hoảng và suy sụp (1991-1999). Trung Quốc trỗi dậy đạt thành tựu thần kỳ, với tổng GDP vượt Nhật, trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, thách thức vai trò, vị thế của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đối phó với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, chính quyền Obama đã triển khai chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Bình Dương. Trong quá trình triển khai chiến lược này, chính quyền Obama đồng thời thúc đẩy các nước tham gia TPP. TPP là một sáng kiến ngoại giao của Tổng thống Obama, thông qua TPP, chính quyền Obama nhằm đạt mục tiêu giảm bớt rào cản thuế quan của 12 quốc gia, có GDP chiếm 40% toàn cầu.

Lãnh đạo các nước thành viên và các nước đang tham gia đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP vào năm 2010. Ảnh: Internet
Lãnh đạo các nước thành viên và các nước đang tham gia đàm phán gặp nhau tại một hội nghị thượng đỉnh của TPP vào năm 2010. Ảnh: Internet

Với ý nghĩa đó, TPP là một phần cốt lõi trong chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Không có TPP, Mỹ không thể thực hiện được chiến lược xoay trục sang Châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, so với TPP, CPTPP có một số điểm mới, về quy mô, GDP của TPP có Mỹ chiếm 40% GDP toàn cầu, không có Mỹ, chỉ chiếm 13% GDP toàn cầu.

 

Điểm khác biệt lớn nhất giữa TPP và CPTPP

Quan trọng nhất là nội dung các điều khoản của 2 hiệp định này có nhiều cái khác nhau. CPTPP có nhiều điều chỉnh, theo hướng hạ thấp ngưỡng bắt buộc so với TPP, nhưng vẫn duy trì tiêu chuẩn toàn diện và tiến bộ. Về cơ bản CPTPP vẫn giữ lại 2/3 nội dung của TPP.

Điểm thay đổi lớn nhất của CPTPP so với TPP là tạm gác lại và sửa đổi nhiều nhất 22 điểm, trong số hơn 1.000 điểm của hiệp định. Trong đó có những, điểm, điều khoản có liên quan đến bảo vệ, bảo hộ trí tuệ. Hầu hết các điều khoản tạm hoãn, chưa thực hiện, có nhiều sửa đổi, bổ sung, đều liên quan đến điều khoản bảo hộ sở hữu trí tuệ do Mỹ yêu cầu trong quá trình đàm phán TPP.

Mỹ là nước có nền khoa học phát triển nhất thế giới, gần 60% chủ nhân các Giải thưởng Nobel là người Mỹ, hàng năm Mỹ chiếm khoảng 50% số bằng phát minh, sáng chế trên toàn thế giới. Do đó, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ là trọng tâm của toàn bộ đàm phán TPP của Mỹ. Chương 18 của Hiệp định liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ là chương dài nhất trong hiệp định TPP.

Trưởng đoàn đàm phán các nước thành viên CPTPP. Ảnh: Internet
Trưởng đoàn đàm phán các nước thành viên CPTPP. Ảnh: Internet

Thực tế vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề gai góc nhất, căng thẳng nhất trong quá trình đàm phán TPP giữa Mỹ và 11 nước còn lại.

Bản chất của vấn đề là Mỹ kéo dài thời gian của việc thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Có những phát minh về thuốc kháng sinh, trong y tế, dược phẩm, Mỹ đòi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 8-10 năm. Tức là trong thời gian này không một quốc gia nào được tiếp cận phát minh của Mỹ. Chính trong thời gian đó thì Mỹ đã phát minh ra những cái khác hiện đại hơn.

Do đó, khác biệt lớn nhất của TPP và CPTPP chính là quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Trong hiệp định mới, vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đã được giảm tối thiểu thỏa mãn 11 nước. Đây là điểm mới nhất, quan trọng nhất phân biệt giữa 2 hiệp định TPP và CPTPP. Chính vì vậy cả 11 nước tham gia CPTPP đều cảm thấy thoải mái.

 

Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia CPTPP

Trước hết, chúng ta phải định vị Việt Nam ở vị trí nào trong hiệp định này. Trong các thành viên tham gia CPTPP, Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế gần như thấp nhất. Ở đây có những nước phát triển đỉnh cao như Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Australia...

Thứ 2, nền kinh tế thị trường của Việt Nam đang ở sơ khai, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức, quản lý một nền kinh tế đầy đủ.

Điểm yếu thứ 3 là trình độ phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam cũng đang ở vị trí thấp trong số 11 quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hóa, trình cách mạng 4.0, quốc gia nào có trình độ khoa học công nghệ thấp, thông thường phải chịu nhiều áp lực, khó khăn khi hội nhập quốc tế.

Các phái đoàn đàm phán CPTPP tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11/2017. Ảnh: Reuters
Các phái đoàn đàm phán CPTPP tại Đà Nẵng, Việt Nam vào tháng 11/2017. Ảnh: Reuters

 

Những lợi thế mà Việt Nam có khả năng tận dụng, khai thác

Thứ nhất, mở rộng không gian thị trường, khi hiệp định có hiệu lực thì hàng hóa Việt Nam có thể xâm nhập các thị trường khổng lồ, như Nhật Bản, New Zealand, Australia, Mexico, Canada...  khả năng mở rộng xuất khẩu hàng hóa là rất lớn. Vì khi đã là thành viên thì hàng rào thuế quan sẽ giảm hẳn xuống, tất nhiên là điều kiện tiêu chuẩn bắt buộc, nhưng đây là cơ hội để chúng ta mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa rất quan trọng.

Cơ hội thứ 2 là Việt Nam có điều kiện rất tốt để thu hút đầu tư FDI của 10 thành viên còn lại. Chúng ta mong muốn khi hiệp định có hiệu lực, các nhà đầu tư lớn của Nhật Bản, New Zealand, Australia, Canada, Mexico... sẽ đầu tư vào Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam có điều kiện để tiếp nhận đầu tư FDI lớn hơn. Một nền kinh tế mà thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài thì sẽ có cơ hội để cải thiện sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.

CPTPP có hiệu lực là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: Internet
CPTPP có hiệu lực là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Ảnh: Internet

Thuận lợi thứ 3 là thông qua thành viên của hiệp định mới là ở các nước có nền kinh tế phát triển cao, hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, chúng ta sẽ học tập, trao đổi kinh nghiệm để hoàn thành hệ thống pháp luật nước ta, cũng như việc quản lý, điều hành nền kinh tế thị trường.

Thứ 4, chúng ta là 1 thành viên gắn bó chặt chẽ với 10 nước còn lại của CPTPP, trong đó có các trung tâm kinh tế như Nhật Bản, Australia, Canada...  như vậy nền kinh tế Việt Nam mở rộng được quan hệ đối ngoại, tránh việc phụ thuộc vào một vài cường quốc khác, dễ bị chi phối về kinh tế.

Đó là những cơ hội thuận lợi mà Việt Nam phải biết và tạo điều kiện để khai thác những thuận lợi này.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại buổi họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Internet
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài chính Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại buổi họp báo chung về quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Internet

 

3 thách thức lớn với Việt Nam

Bên cạnh những thuận lợi trên thì chúng ta cũng đối diện với những thách thức lớn, vì chúng ta ở vị trí thấp về trình độ phát triển, về khoa học công nghệ, về kinh tế thị trường, nên chúng ta cũng chịu nhiều rủi ro, bất lợi bên cạnh những thuận lợi. Nổi lên có 3 thách thức lớn:

Thứ nhất, CPTPP, yêu cầu các chính phủ phải đối xử công bằng, cho phép các doanh nghiệp các nước thành viên Hiệp định tham gia mua sắm hàng hóa, thực hiện các dịch vụ, hợp đồng xây dựng các dự án của chính phủ, và yêu cầu không được phân biệt đối xử với doanh nghiệp nước ngoài, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đây là thách thức lớn trong điều kiện các doanh nghiệp chúng ta chưa có hiệu quả, nếu không cẩn thận chúng ta sẽ mất thị phần, thua ngay trên sân nhà.  Đây có thể xem là thách thức lớn nhất khi chúng ta tham gia CPTPP.

Thách thức thứ 2, là không gian hoạch định chính sách kinh tế sẽ bị thu hẹp. Khi tham gia CPTPP không phải muốn làm gì thì làm, rất nhiều chính sách sẽ phải điều chỉnh theo các điều khoản của CPTPP. Ví dụ như chính sách đầu tư, hỗ trợ thương mại tài chính cho các doanh nghiệp, chủ trương về phát triển các mũi nhọn kinh tế, vấn đề phân bổ nguồn lực...  Không phải chỉ Việt Nam mà các nước thành viên tham gia hiệp định này cũng vậy.

Thách thức thứ 3, là nguy cơ hàng hóa của 10 nước còn lại sẽ tràn vào Việt Nam, nhất là hàng công nghệ cao và nông nghiệp, những nước như Nhật Bản, Australia, Canada... sẽ có cuộc cạnh tranh hết sức gay gắt về hàng hóa, dịch vụ,  ngay cả lĩnh vực chúng ta có thế mạnh như nông nghiệp. Phần lớn hàng hóa chúng ta đang có giá cao hơn các nước tham gia hiệp định này.

 

5 việc cần làm

Để vượt qua thách thức, tận dụng được cơ hội khi tham gia CPTPP, theo tôi, Việt Nam cần phải làm 5 việc, khi Quốc hội chuẩn y hiệp định này, đó là:

- Tiếp tục đổi mới, cải tổ, tổ chức lại toàn bộ hệ thống doanh nghiệp Nhà nước - xương sống của nền kinh tế. Kiên quyết chịu đau để cắt bỏ các doanh nghiệp không hiệu quả, tập trung một vài doanh nghiệp mũi nhọn cần thiết nhất. Buộc các doanh nghiệp khi ra thị trường phải hoạt động hiệu quả, nếu không sẽ thất bại.

- Tổ chức lại hệ thống ngân hàng. Thực tế thời gian qua các vụ trọng án lớn, phản ánh sự móc ngoặc giữa các doanh nghiệp và ngân hàng đã làm hỏng hệ thống ngân hàng chúng ta. Chúng ta không cải tiến, không hiệu quả sẽ thất bại trong cuộc chơi này.

 

- Việt Nam phải sửa đổi nhiều bộ luật, như: thuế, hải quan, thương mại... phù hợp Hiệp định CPTPP. Bởi hiện nay, hệ thống luật pháp chúng ta có một số điểm chưa tương thích với hiệp định này.

- Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ Nhà nước quản lý về kinh tế và đội ngũ doanh nhân. Kinh tế thị trường trên thương trường là các doanh nhân, họ phải là những “tướng tài” mới thành công. Trong cuộc chơi thương trường này cần nhanh chóng đào tạo một đội ngũ doanh nhân giỏi, có tài và có tâm, vì lợi ích, sự phát triển của đất nước, của dân tộc.

- Tham gia Hiệp định này, sẽ bộc lộ những yếu kém của chúng ta. Và sẽ có một số cán bộ sa ngã, phạm tội, cái này không riêng Việt Nam. Vì thế Đảng, Nhà nước phải củng cố, giao trách nhiệm lớn hơn cho các cơ quan chức năng: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, trong việc giám sát Chính phủ về quá trình tham gia hiệp định; Ban Kinh tế Trung ương phải có những người giỏi, là “đôi mắt thần” giám sát, nhìn vào bộ máy kinh tế Việt trong quá trình hội nhập CPTPP; Kiểm toán Nhà nước tiếp tục bổ sung hoàn thiện luật pháp, giao quyền năng lớn hơn cho kiểm toán, có những người tài giỏi, tâm sáng vào kiểm toán để giám sát chặt chẽ.

Chỉ có như vậy, chúng ta mới vượt qua được thách thức, tận dụng được cơ hội, để chúng ta đưa đất nước ngày càng phát triển nhanh chóng, bền vững, như Nghị quyết 12 của Đảng đã đề ra.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...